Khi tìm kiếm thông tin, mọi người luôn muốn biết kết quả ngay lập tức. Vì vậy, nếu trang web của bạn tải quá chậm, người dùng sẽ rời đi ngay lập tức. Chính vì vậy, tối ưu tốc độ load website là việc làm cần thiết để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Trong bài viết dưới đây, Chili sẽ “bật mí” các cách giúp tăng tốc thời gian tải trang web của bạn!
Bài viết liên quan:
- 5 “Mánh” cải thiện trải nghiệm người dùng mà bất cứ website nào cũng cần
- Nội dung chuẩn SEO cho website có còn hiệu quả?
- Hướng dẫn kiểm tra kích thước website để tối ưu SEO
Nguyên nhân làm website load chậm?
Có một số yếu tố khiến website chạy chậm đi trông thấy, và khiến người dùng bực mình vì phải chờ quá lâu. Nếu gặp phải trường hợp này, bạn có thể tiến hành xem xét một số nguyên nhân sau:
- Quá nhiều ứng dụng của bên thứ ba: Plugin là một phần không thể thiếu của website, cả miễn phí và có phí. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp cài đặt quá nhiều plugin mà quên xóa đi các plugin không còn hữu dụng, khiến website trở nên quá tải. Vì vậy để tối ưu hóa website, Chili khuyên bạn nên kiểm tra lại và xóa bớt các plugin không cần thiết.
- Mã HTML, CSS và JS quá rườm rà: Việc sử dụng quá nhiều tệp HTML, CSS và JS sẽ làm tăng dung lượng bộ nhớ, ảnh hưởng đến tốc độ tải trang. Do đó, bạn nên xem xét và tối ưu lại các đoạn code để trang load nhanh hơn.
- Không gzip source code: Truyền dữ liệu đồng thời cho người dùng qua Internet mà không cần mã nguồn gzip khiến website nặng hơn và load chậm hơn.
- Không xóa ghi chú: Trong quá trình làm lập trình website, coder phải loại bỏ các bình luận không cần thiết và chỉ để lại những ghi chú quan trọng. Bởi lẽ, ghi chú sẽ làm cho dung lượng tập tin lớn hơn, dẫn đến việc tối ưu tốc độ load website không hiệu quả.
- Kích thước hình ảnh quá lớn: Hình ảnh rõ nét khiến trải nghiệm người dùng trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, trước khi tải hình lên website, bạn nên nén kích thước ảnh để tối ưu dung lượng mà vẫn giữ được độ rõ nét. Như vậy, tốc độ tải của trang mới không bị ảnh hưởng quá nhiều, đồng thời bộ nhớ của website cũng không bị chiếm dụng quá nhiều bởi hình ảnh.
- Hosting kém chất lượng: Máy chủ cấu hình không cao, bảo mật kém cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tốc độ tải trang chậm. Trường hợp này, nên chọn các nơi cung cấp hosting uy tín. Giá có thể nhỉnh hơn tí xíu, nhưng chất lượng được đảm bảo, và khách hàng cũng sẽ có trải nghiệm tốt hơn.
- Không kiểm tra nguồn: Trong quá trình sao chép nội dung từ các nguồn như tin tức, báo chí,… người quản trị web có thể vô tình tạo ra đoạn code không được hệ thống hỗ trợ. Vì thế, để tối ưu tốc độ load website, bạn cần lưu ý kiểm tra kĩ nguồn trước khi thêm vào trang web của mình.
- Quảng cáo quá nhiều: Quảng cáo mang lại nguồn lợi nhuận vô cùng hấp dẫn cho doanh nghiệp. Nhưng nếu bạn lạm dụng quá nhiều hình ảnh và quảng cáo, hoặc dùng dịch vụ web của bên thứ ba, trang web của bạn sẽ tải chậm. Lý do là vì dữ liệu quảng cáo thường được tải từ máy chủ bên ngoài và không được nén hay tối ưu hóa.
- Hacker: Khi hacker thực hiện lệnh xâm nhập website hoặc thêm code để lấy cắp thông tin người dùng, tốc độ tải trang chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.
- Quá nhiều tệp flash: Trong quá trình tối ưu tốc độ load website, bạn nên cân nhắc sử dụng các tập tin flash, vì chúng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho trang web của bạn.
Cách tăng tốc độ website
Giảm số lượng HTTP
Hầu hết các nhà phát triển front-end đều sử dụng CSS, Javascript và hình ảnh để lập trình website. Trên thực tế, quá trình truyền nối tiếp giữa máy chủ (nơi lưu trữ trang web) và trình duyệt mất khoảng 80% thời gian khiến người dùng phải đợi. Việc tải xuống các phần tử trong trang web, chẳng hạn như hình ảnh, nội dung Flash,… cũng có thể làm giảm tốc độ tải trang.
Ngoài yếu tố máy chủ, tốc độ của một trang web còn phụ thuộc vào dung lượng và số lượng tệp tin tải xuống. Do đó, để tối ưu onpage, bạn nên giảm dung lượng tệp khi tải xuống và giảm số lượng yêu cầu đến máy chủ.
Có 3 yếu tố chính bạn cần quan tâm ở đây là CSS Sprites, Combined scripts và Combined stylesheets. CSS Sprites thu thập tất cả hình ảnh thành một tệp và hiển thị chúng ở vị trí bạn mong muốn. Đối với kỹ thuật này, thay vì tải lên lần lượt từng hình ảnh, bạn chỉ cần thực hiện thao tác này 1 lần duy nhất.
Thêm Expires Header
Việc thêm Expires Header sẽ giảm đáng kể yêu cầu khi tải. Điều này không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian của lần tải đầu tiên mà còn đẩy nhanh tốc độ truy cập website.
Có thể hiểu Expires là sự hết hạn của file cache, sau đó trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến server để tải file đó về. Expires Header xác minh cụ thể rằng trình duyệt có đủ thời gian để tìm tải hình ảnh, tệp CSS, tập lệnh Java,… hay không.
Tối ưu hóa hình ảnh
Đối với hình ảnh, bạn chỉ cần tập trung vào 3 tiêu chí: kích thước, định dạng và thuộc tính src.
- Kích thước ảnh: Để giữ hình ảnh hiển thị trên web vừa đẹp vừa nhẹ, bạn có thể cắt hình ảnh theo kích thước tiêu chuẩn. Giả sử trang web của bạn rộng 570px, hãy đặt kích thước hình ảnh thành 570px. Muốn tối ưu tốc độ load website, bạn không nên tải lên hình ảnh có kích thước “khổng lồ” lên đến 2000px.
- Định dạng hình ảnh: Hình ảnh nên để định dạng JPEG hoặc PNG nếu bạn chỉnh sửa ảnh trong Photoshop. Tuy nhiên, nhiều trình duyệt không hỗ trợ đầy đủ định dạng này. Định dạng GIF chỉ nên sử dụng với hình ảnh nhỏ hoặc đồ họa đơn giản. Ngoài ra, bạn không nên sử dụng hình ảnh ở định dạng BMP hoặc TIFF.
- Src Attribute: Bạn cần tránh để src trống cho hình ảnh. Ngay cả khi nguồn không được hiển thị trong dấu ngoặc kép, trình duyệt vẫn sẽ đưa ra yêu cầu đối với tệp đó. Vì thế, trước khi tải hình ảnh lên, hãy dành thời gian để thay đổi kích thước và thực thi thuộc tính src để lấy URL chuẩn.
Tối ưu hóa cơ sở dữ liệu
Nếu trang web của bạn có cơ sở dữ liệu trên 100MB, thì bắt buộc phải tối ưu hóa cơ sở dữ liệu để máy chủ xử lý tốt các truy vấn gửi đến. Đầu tiên, hãy đảm bảo rằng cơ sở dữ liệu của bạn được làm mới thường xuyên. Ngoài ra, bạn cần sử dụng một máy chủ riêng để lưu trữ và xử lý cơ sở dữ liệu (Remote MySQL Server).
Giảm lượng direct
Chuyển hướng tạo ra các yêu cầu HTTP bổ sung, điều này sẽ làm tăng thời gian tải trang của trang web của bạn. Google khuyên bạn nên làm hai điều sau để tối ưu tốc độ load website:
- Sử dụng chuyển hướng HTTP để chuyển hướng trực tiếp người dùng di động đến URL tương ứng với phiên bản di động mà không cần chuyển hướng trung gian.
- Thêm thẻ <link rel=”alternative”> để xác định phiên bản di động của URL.
Sử dụng dịch vụ hosting web chất lượng tốt
Một cách khác để tăng tốc độ tải trang là sử dụng dịch vụ hositng web chất lượng cao. Máy chủ hiện nên cài đặt LiteSpeed WebServe chạy trên nền tảng Linux, với hiệu suất hoạt động cao nhất và nhanh nhất.
Kích hoạt bộ nhớ cache
Khi bạn truy cập một trang web, dữ liệu hoạt động của trang web đó sẽ được lưu vào bộ nhớ cache. Trình duyệt của bạn không phải tải xuống tất cả các tài nguyên riêng lẻ, mà chỉ tải xuống một số tài nguyên nhất định và phần còn lại sẽ truy xuất trong bộ nhớ cache. Bằng kích hoạt bộ nhớ cache, bạn có thể tối ưu tốc độ load website của mình.
Loại bỏ các plugin và tiện ích bổ sung không cần thiết
Các plugin nặng sẽ cản trở việc tải trang và gây ra các vấn đề về bảo mật website. Bạn nên xóa những plugin không cần thiết và chỉ giữ lại những tiện ích thực sự cần thiết.
Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang bằng công cụ như GTMetrix hoặc Google Pagespeed Insights. Sau đó, kiểm tra tốc độ tải của các plugin và loại bỏ những yếu tố không cần thiết.
Tốc độ tải trang ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng và làm giảm hiệu quả kinh doanh của bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc tối ưu tốc độ load website. Nếu bạn có bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Chili để được hỗ trợ nhanh chóng!