Một website thương mại điện tử sẽ chưa được tính là hoàn thiện nếu nó chưa có khả năng thu hút và giữ chân khách truy cập. Để làm được điều này thì website đó phải sở hữu giao diện hiện đại, bắt mắt cũng như dễ điều hướng trong quá trình sử dụng, mua hàng. Giao diện càng dễ điều hướng và quy trình mua sắm càng ngắn gọn bao nhiêu thì lượng khách mua hàng sẽ càng tăng lên bấy nhiêu.
Và trong bài viết dưới đây, CHILI sẽ cùng bạn tìm hiểu 8 tính năng thiết kế hàng đầu dành cho website thương mại điện tử mà bạn có thể ứng dụng và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình.
Bài viết liên quan:
- 17 Công cụ thiết kế UI/UX tốt nhất cho nhà thiết kế hiện đại
- 8 Tips thiết kế website giúp nâng cấp trải nghiệm người dùng
Trình hướng dẫn Tìm kiếm
Người tiêu dùng ngày nay thích sự tiện lợi. Do đó, họ sẽ không muốn phải ngồi lọc tên sản phẩm giữa một hàng dài danh sách tìm kiếm. Họ muốn khi họ tìm tên trên thanh tìm kiếm thì sẽ nhận được sản phẩm họ muốn tìm ngay lập tức. Trong trường hợp này, một công cụ tìm kiếm nâng cao là hoàn toàn cần thiết.
Trình hướng dẫn tìm kiếm sẽ hỗ trợ quét, phân tích và hiển thị khối lượng lớn sản phẩm trong thời gian gần sát với thời gian thực. Hơn nữa, nó còn có thể hiển thị dữ liệu hoặc sản phẩm liên quan khi khách hàng nhập được tối thiểu 3 ký tự. Người dùng cũng sẽ xem được tất cả các kết quả liên quan đến truy vấn đã nhập.
Carousel Slides
Có tác dụng tương tự với một giao diện hiện đại, carousel slides có thể giúp website doanh nghiệp thu hút khách hàng ngay từ trang chủ. Bằng cách giới thiệu các sản phẩm bán chạy cũng như chương trình khuyến mãi, bạn hoàn toàn có thể thu hút sự chú ý của người dùng.
Việc tích hợp tính năng này vào website thương mại điện tử cũng không tốn quá nhiều công sức. Ngược lại, nó cho phép doanh nghiệp tiếp cận người dùng bằng thông tin nổi bật ngay trên trang chủ. Và nếu sử dụng tính năng này, bạn hãy tận dụng nó triệt để bằng hình ảnh đẹp, nội dung thuyết phục,… để thu hút người dùng nhấp vào và mua sản phẩm.
Megamenu
Bên cạnh giao diện hiện đại, đẹp mắt, một menu lớn đủ để liệt kê tất cả những sản phẩm đã được phân theo danh mục sẽ giúp ích nhiều cho người dùng trong quá trình tìm kiếm sản phẩm. Bạn cũng có thể thiết lập thêm các điều hướng nhỏ hơn bên trong các danh mục của menu, nhờ đó nâng cao trải nghiệm người dùng trên website. Và một điểm quan trọng, đừng quên tối ưu mega menu cho thân thiện với thiết bị di động!
Newsletter Pop-up
Sử dụng newsletter là một trong những cách tốt nhất để giữ liên lạc với khách hàng của bạn. Và để có được thông tin khách hàng cho việc gửi newsletter và liên hệ về sau, một newsletter pop-up (cửa sổ bật lên) có lẽ là giải pháp tối ưu nhất.
Thậm chí, newsletter cũng có tác dụng với khách hàng mới. Khi thấy một đề nghị mua hàng tuyệt vời được gửi đến email của mình, hoặc các thông tin hấp dẫn về chủ đề mình quan tâm, cũng chính là lúc bạn đang nuôi dưỡng mối liên hệ với người dùng tiềm năng.
So sánh sản phẩm
Không chỉ hữu dụng với website thương mại điện tử, tính năng so sánh sản phẩm này có thể được sử dụng cho cả giao diện đa ngành. Việc so sánh các sản phẩm với nhau sẽ giúp người dùng có cái nhìn trực quan hơn, hiểu rõ hơn về lựa chọn của mình và đưa ra quyết định mua hàng chính xác nhất. Khi đó, mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với website của bạn cũng tăng lên rất nhiều.
Banners
Việc sử dụng banner trên trang chủ sẽ giúp thu hút sự chú ý của khách truy cập. Do đó, chúng rất hữu ích trong các dịp khuyến mãi hay những lúc có sự kiện, chương trình của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể đặt thêm một số tính năng như đếm giờ ngược, giá trị giảm giá,… để thôi thúc ý định mua hàng của khách truy cập.
Reviews
Khác với hình ảnh website hay giao diện hiện đại, mới mẻ, mục reviews (đánh giá khách hàng) không phải là mục bắt buộc khi xây dựng website. Tuy nhiên, chúng hữu ích trong việc thu hút người truy cập mua sản phẩm.
Bởi tâm lý khách hàng sẽ tin tưởng lời nhận xét của người lạ hơn là các ngôi sao nổi tiếng hay KOL (người có ảnh hưởng trên mạng xã hội). Đặc biệt, bạn có thể chỉnh lại câu từ trong đánh giá khách hàng để làm tăng thêm tính chân thực và tạo độ tin cậy cao hơn cho sản phẩm.
Bộ phận trợ giúp (Help Desk)
Và cuối cùng, một trong những tính năng hữu ích cho website thương mại điện tử của bạn chính là help desk (bộ phận trợ giúp). Với tính năng này, khách hàng có thể dễ dàng xử lý các vấn đề phát sinh trong khi mua hàng ngay lập tức. Rõ ràng, nó tiện lợi và nhanh chóng hơn nhiều so với phương thức liên lạc cũ. Nó cũng khiến khách hàng yên tâm và bình tĩnh hơn khi giao tiếp với bạn thông qua một cái máy thay vì mặt đối mặt.
Như vậy, thông qua bài viết này, CHILI đã giới thiệu đến bạn 8 tính năng tốt nhất dành cho website thương mại điện tử. Bên cạnh việc xây dựng một website có giao diện hiện đại, chỉn chu, bạn cũng hãy đầu tư thêm công sức vào việc cập nhật các tính năng mới, tối ưu này để nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng tỉ lệ đặt đơn thông qua website nhé!