Ứng dụng sitemap chính là một trong những cách tối ưu hóa trang web tiện lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa nhận định được tầm quan trọng của chúng. Vậy sitemap là gì? Tạo bản đồ website có đơn giản hay không? matbao.ws sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết chi tiết sau đây. 

Bài viết liên quan: 

Sitemap và tầm quan trọng của chúng đối với trang web 
Sitemap và tầm quan trọng của chúng đối với trang web

1. Tổng quát về sitemap 

Sitemap được định nghĩa là gì? Sitemap là bản đồ website chứa liên kết, thông tin của trang và nhiều tệp khác có liên quan, được tạo ra nhằm hỗ trợ quá trình thu thập dữ liệu trên trang của công cụ tìm kiếm dễ dàng hơn và điều hướng trang web nhanh chóng, hiệu quả.

Đóng vai trò quan trọng đối với kỹ thuật SEO (tối ưu hóa trang web) và giúp trang web doanh nghiệp tiếp cận với nhiều người đọc hơn. Khi bạn tìm kiếm thông tin trên các thanh công cụ như: Google, Bing, Firefox,… việc liên kết trang trong bản đồ web sẽ giúp người dùng khám phá thêm nhiều thông tin và chức năng hơn các trang khác. 

Ví dụ: Khi doanh nghiệp của bạn sở hữu một trang chủ lớn với khả năng chứa đến hàng trăm các trang con khác nhau. Việc tạo sitemap chính là cách “định hình bản đồ” để người đọc dễ dàng tìm thấy thông tin về sản phẩm, dịch vụ hoặc bài viết cần thiết. Thêm vào đó, Google sẽ dựa vào đó để đề xuất web xuất hiện thứ tự tìm kiếm cao. 

Sitemap giúp tăng trải nghiệm người dùng trên website 
Sitemap giúp tăng trải nghiệm người dùng trên website

Vậy nên, bạn có thể thấy, bảo đồ website là yếu tố cần thiết và là công cụ tuyệt vời nhằm giúp quá trình tối ưu hóa trang web ổn định và đạt chất lượng cao.  

Sitemap có tất cả bao nhiêu loại? Thông thường, nó được phân loại theo 2 tiêu chí là: cấu trúc và định dạng.

Đối với phân loại theo cấu trúc, Sitemap gồm 2 loại chính là XML và HTML. XML phù hợp để các bot tự động tìm kiếm còn HTML sẽ thân thiện hơn cho người dùng tra cứu thông tin. Bạn nên căn cứ vào website hiện tại của mình và kết hợp giữa cả hai hình thức này để đạt hiệu quả tối ưu onpage tốt nhất. 

Đối với phân loại theo cấu trúc, Sitemap được chia ra làm 4 loại, bao gồm: Image, Video, News, Mobile. Các bản đồ web này sẽ cung cấp thông tin tương ứng về hình ảnh, video, tin tức,… liên quan đến nội dung chính của trang chủ. 

Sitemap được phân loại theo các mục khác nhau 
Sitemap được phân loại theo các mục khác nhau

Có phải sitemap phù hợp với tất cả trang web? Sitemap thường được khuyến khích dùng cho các trang web có kho lưu trữ lớn, sử dụng nội dung đa dạng tệp, đa phương tiện (hình ảnh, video, gif,…) và có vài liên kết ngoài khác.

2. Cách tối ưu sitemap để tăng điểm kỹ thuật SEO trên website 

Tối ưu hóa trang web thông qua sử dụng Sitemap giúp doanh nghiệp tăng khả năng tương tác với khách hàng và tăng thứ hạng tìm kiếm trên các thanh công cụ. Tuy nhiên, để ứng dụng bản đồ website hợp lý và hiệu quả, bạn nên tham khảo ngay các mẹo sau đây: 

Sử dụng plugin tự động để tạo

Bạn chỉ cần cài đặt và sử dụng các công cụ tự động. Một số Plugin phổ biến hiện nay có thể kể đến như Google XML và Yoast SEO. Thay vì ngồi tạo từng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng thì Plugin sẽ thực hiện hết các khâu từ A đến Z giúp bạn. 

Khai báo với Google  

Để website của bạn được đánh giá là trang có chất lượng cao và xứng đáng lập chỉ mục, việc gửi Sitemap cho Google sẽ là điều cần thiết. Bên cạnh đó, nó còn giúp Google hiểu cách trình bày trong trang chủ và giúp phát hiện các lỗi sai để bạn sửa chữa kịp thời. 

Nên thực hiện khai báo sitemap với Google đúng thời điểm 
Nên thực hiện khai báo sitemap với Google đúng thời điểm

Ưu tiên sắp xếp các trang chất lượng cao

Chất lượng website là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tối ưu hóa trang web. Vì vậy, nếu bản đồ của bạn chứa các đường link lỗi, các trang kém chất lượng, hiệu quả SEO cũng sẽ bị giảm đi rõ rệt. Do đó, khi sắp xếp sitemap, bạn nên ưu tiên theo thứ tự chất lượng website từ cao xuống thấp. 

Chỉ nên cập nhật khi có những thay đổi lớn 

Khi thiết lập lại mục lục cho trang web, bạn chỉ nên thực hiện khi website thật sự khác biệt và cần tùy chỉnh nội dung mới nhất cho người đọc. Nếu web liên tục update mục lục nhưng không tạo ra giá trị mới, Google có thể xóa hoàn toàn ngày đăng tải của bạn đấy. 

Giảm áp lực máy chủ bằng cách tạo file ít dung lượng 

Các sitemap chứa đến hàng trăm đường liên kết URL khác nhau. Vì vậy, khi thực hiện kỹ thuật tối ưu hóa website, bạn nên hạn chế kích thước sitemap về nhỏ nhất có thể để giảm áp lực lên máy chủ. 

Tạo file ít dung lượng để Sitemap hoạt động tốt nhất 
Tạo file ít dung lượng để Sitemap hoạt động tốt nhất

Tạo nhiều sitemap nếu web có lượng URL lớn 

Mỗi sitemap có khả năng chưa đến 50.000 đường liên kết URL khác nhau. Tuy nhiên, ở Việt Nam, ít có đơn vị nào thật sự đạt đến con số này khi thiết lập bản đồ web. Nhưng nếu website của bạn có lượng lớn URL, hãy tạo dựng riêng sitemap khác để chứa chúng nhé. 

3. Tổng kết 

Sitemap là công cụ mạnh mẽ và thông minh giúp người dùng thuận tiện trong việc tìm kiếm thông tin và tăng khả năng tối ưu hóa trang web. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn đọc hiểu biết thêm về nó và cách thực hiện chúng. Để đón đọc thêm nhiều bài viết mới nhất về công nghệ và website, hãy theo dõi tại matbao.ws – blog nhé.  

Đánh giá
Từ khóa:
Thẻ:,
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ