Với mỗi doanh nghiệp khi xây dựng trang bán hàng thương mại điện tử, việc đăng ký website với Bộ Công Thương là điều cần thiết. Tuy nhiên, những tổ chức, cá nhân không đăng ký thông qua đơn vị xây dựng website, quy trình sẽ có sự khác biệt.
Vậy tự đăng ký website tại nhà có đơn giản hay không? Hãy để matbao.ws giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chủ đề này thông qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.
Bài viết liên quan:
- Các website nào cần đăng ký với Bộ Công Thương
- Những lưu ý trước khi chọn đơn vị xây dựng website hoàn chỉnh
- CHILI – đơn vị tư vấn dịch vụ thiết kế website bài bản từ A đến Z
1. Nên chuẩn bị những gì trước khi đăng ký website
Sau khi đã xây dựng website thành công, bạn nên chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ và những thông tin liên hệ quan trọng để thực hiện đăng ký web với Bộ Công Thương, cụ thể:
Đối với việc đăng ký website: Bạn cần cung cấp mã số thuế của doanh nghiệp, số điện thoại pháp nhân, địa chỉ, tên miền trang web,… đầy đủ và chính xác nhất.
Đối với người sở hữu web: Khi đăng ký thủ công thay vì sử dụng dịch vụ của các đơn vị xây dựng website, bạn phải là người đứng ra chuẩn bị tất cả các giấy tờ, hồ sơ có liên quan, phục vụ trong quá trình xét duyệt. Các giấy tờ cần có bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hợp pháp, Giấy phép đầu tư
- Quyết định, giấy chứng nhận thành lập (đối với tổ chức doanh nghiệp)
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ cá thể (đối với cá nhân riêng lẻ, công ty trách nhiệm 1 thành viên)…
- Và tùy vào một số ngành nghề thì sẽ cần giấy tờ đi kèm khác nhau. Ví dụ: Các thiết kế và phát triển website nhà hàng, đồ ăn sẽ cần giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc đăng ký website cũng cần đáp ứng một số chính sách trang bao gồm: Hình thức thanh toán, hướng dẫn thanh toán và mua hàng, chính sách bảo hành sản phẩm/ dịch vụ, chính sách giao hàng, chính sách bảo mật thông tin khách hàng,….
2. Quy trình đăng ký website tại nhà
Việc tự đăng ký website tại nhà thay vì thuê đơn vị xây dựng website thực hiện giúp bạn tiết kiệm ngân sách và dễ dàng xử lý các vấn đề cá nhân mà không cần trao đổi với bên thứ 3. Tuy nhiên, để quy trình diễn ra chuẩn chỉnh và không tốn thời gian, bạn hãy làm theo 6 bước đơn giản dưới đây:
Bước 1: Tiến hành đăng ký tài khoản
Đầu tiên, bạn truy cập vào website chính thức của Bộ Công Thương. Chọn vào nút “Đăng ký” để tiến hành đăng ký tài khoản mới. Sau đó, một trang hiện thông tin đăng ký, bạn chỉ cần nhập đầy đủ theo yêu cầu của bộ.
Bước 2: Khai đầy đủ thông tin theo mẫu
Khi đăng ký, bạn cần lưu ý cung cấp chính xác những thông tin dưới đây:
- Đối với thông tin cá nhân
-
- Đối tượng đăng ký cần chọn: Thương nhân (tránh chọn Tổ chức vì tổ chức chỉ dành cho những đơn vị thuộc Nhà Nước và không có mã số thuế).
- Nhập chi tiết các thông tin đi kèm: tên công ty, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại….
- Đối với thông tin tài khoản đăng ký
-
- Tên tài khoản nên được đặt mặc định theo mã số thuế của công ty để tránh nhầm lẫn.
- Chọn email làm việc (nên là email thường xuyên được kiếm trả và có thông báo đầy đủ) và chọn mật khẩu có độ bảo mật cao (hạn chế nhập mật khẩu đã từng sử dụng trước đó).
- Đối với thông tin người đại diện pháp luật: Cung cấp chính xác: họ tên, ngày sinh, địa chỉ liên lạc, số điện thoại, chức vụ kinh doanh,…. theo như biểu mẫu.
Sau khi đã điền đầy đủ thông tin cần thiết, bạn nhấn nút “Gửi đăng ký” để hoàn thành đăng ký tài khoản.
Bước 3: Xác thực thông tin đăng ký tài khoản qua email
Sau khi gửi đăng ký thành công, bạn sẽ nhận được email của Bộ Công Thương trong thời gian 3 ngày (ngày làm việc). Khi đó, bạn nên phản hồi email về việc đã đăng ký thành công hay chưa.
- Nếu đăng ký thành công, thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân sẽ được cấp tài khoản đăng nhập hệ thống trên website của Bộ Công Thương và tiến hành các bước tiếp theo
- Nếu đăng ký thất bại hoặc được yêu cầu bổ sung, bạn cần tiến hành đăng ký lại và bổ sung những thông tin còn thiếu sót.
Nếu trong 3 ngày làm việc, bạn vẫn chưa nhận được email của Bộ Công Thương, hãy liên hệ qua số điện thoại: 024.22205512 và đọc mã số thuế công ty để kiểm tra tài khoản đăng ký.
Bước 4: Khai báo loại hình dịch vụ thương mại trong khi đăng ký website
Bằng tài khoản được cung cấp, bạn cần kê khai đầy đủ các thông tin về website/ ứng dụng của mình, bao gồm: Thông tin về hàng hóa, dịch vụ, mức giá kinh doanh, hình thức vận chuyển và giao nhận, các phương thức thanh toán phù hợp,…
Bước 5: Nộp hồ sơ và đợi Bộ Công Thương xét duyệt
Giống với đăng ký tài khoản, hồ sơ đợi xét duyệt cũng mất thời gian 3 ngày làm việc. Trong lúc đó, hồ sơ sau khi được gửi sẽ ở trạng thái “ Chờ Duyệt”. Thông báo phê duyệt sẽ gửi về cho bạn thông qua địa chỉ email.
Bước 6: Thêm logo vào website sau khi phê duyệt thành công
Sau khi đăng ký website được phê duyệt thành công, bạn sẽ được Bộ Công Thương cung cấp logo và liên kết. Để sử dụng logo và liên kết này, bạn có thể cần đến các đơn vị xây dựng website thực hiện code để hiển thị nội dung này trên trang.
Hy vọng với những bước đơn giản trong quy trình trên, matbao.ws đã giúp bạn phần nào nắm rõ cách tự đăng ký website với Bộ Công Thương đơn giản tại nhà. Và nếu bạn đang gặp vấn đề trong việc thiết kế và quản lý website, hãy liên hệ ngay với matbao.ws để nhận được tư vấn sớm nhất trong ngày.