Song hành với sự phát triển vượt bậc của công nghệ, các nguy cơ tiềm ẩn về bảo mật thông tin cá nhân và dữ liệu trực tuyến cũng gia tăng theo. Chính vì vậy, việc nhận diện một website có an toàn hay không là điều vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để nhận ra một website an toàn? Trong bài viết này, Mắt Bão WS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các dấu hiệu nhận biết một website an toàn, nhằm bảo vệ bạn khỏi những rủi ro tiềm ẩn khi lướt web và thực hiện các giao dịch trực tuyến.
ULR bắt đầu với https://
Một trong những dấu hiệu đầu tiên để nhận biết một website an toàn là kiểm tra xem trang web đó có sử dụng giao thức HTTPS hay không. HTTPS (HyperText Transfer Protocol Secure) là phiên bản bảo mật của HTTP, trong đó dữ liệu được mã hóa giữa trình duyệt của bạn và máy chủ web. Khi bạn truy cập vào một trang web, hãy để ý biểu tượng ổ khóa nhỏ trên thanh địa chỉ của trình duyệt. Nếu trang web sử dụng HTTPS, biểu tượng này sẽ xuất hiện, đồng nghĩa với việc trang web được bảo vệ an toàn thông qua một chứng chỉ số SSL đáng tin cậy.
Ví dụ: https://www.matbao.ws
Chứng Chỉ SSL
SSL (Secure Sockets Layer) là công nghệ bảo mật tiêu chuẩn giúp thiết lập một liên kết được mã hóa giữa máy chủ web và trình duyệt. Khi truy cập vào một website, bạn có thể nhấp vào biểu tượng ổ khóa trên thanh địa chỉ để xem chi tiết về chứng chỉ SSL của trang. Nếu chứng chỉ này hợp lệ và được cấp bởi một tổ chức đáng tin cậy, đó là dấu hiệu cho thấy trang web an toàn.
Chứng chỉ SSL không chỉ giúp bảo mật thông tin người dùng mà còn giúp nâng cao uy tín của website trong mắt khách hàng. Google và các công cụ tìm kiếm khác cũng ưu tiên các website sử dụng HTTPS trong xếp hạng tìm kiếm, nghĩa là việc sử dụng SSL có thể tác động tích cực đến SEO của trang web.
Khi bạn truy cập một website, việc kiểm tra chứng chỉ SSL rất dễ dàng và nhanh chóng. Dưới đây là các bước cơ bản:
- Kiểm Tra Biểu Tượng Ổ Khóa: Trên thanh địa chỉ của trình duyệt, nếu trang web sử dụng SSL, bạn sẽ thấy biểu tượng ổ khóa ở bên trái URL. Biểu tượng này là dấu hiệu cho thấy kết nối của bạn với trang web đang được mã hóa.
- Nhấp Vào Biểu Tượng Ổ Khóa: Khi bạn nhấp vào biểu tượng ổ khóa, một cửa sổ thông tin sẽ xuất hiện, cho biết chứng chỉ SSL của trang web. Bạn có thể xem chi tiết về chứng chỉ, bao gồm: Tên của tổ chức cấp chứng chỉ (CA); Thời hạn của chứng chỉ SSL; Tên miền mà chứng chỉ SSL áp dụng.
- Xem Chi Tiết Chứng Chỉ: Trong cửa sổ thông tin, bạn có thể chọn “Certificate” hoặc “Chứng chỉ” để xem các thông tin chi tiết hơn về chứng chỉ SSL. Đây là nơi bạn có thể kiểm tra tên của tổ chức sở hữu trang web và xác minh rằng tên miền khớp với tên miền bạn đang truy cập.
Kiểm tra tên miền và URL
Những kẻ lừa đảo thường tạo ra các website giả mạo với tên miền và URL tương tự như các trang web chính thống để đánh lừa người dùng. Do đó, hãy luôn kiểm tra kỹ lưỡng tên miền của trang web mà bạn đang truy cập. Nếu có bất kỳ sự khác biệt nào về chính tả, ký tự đặc biệt hoặc tên miền phụ lạ, hãy nghi ngờ và tránh nhập bất kỳ thông tin cá nhân nào.
Đánh giá uy tín của website
Uy tín của một website có thể được đánh giá thông qua nhiều yếu tố như các đánh giá từ người dùng, xếp hạng trên các công cụ tìm kiếm, và sự hiện diện của website đó trên các nền tảng mạng xã hội. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ trực tuyến như Google Safe Browsing hoặc Norton Safe Web để kiểm tra độ an toàn của một website.
Một trong những cách dễ nhất để đánh giá uy tín của một website là xem xét các đánh giá từ người dùng khác:
- Đánh Giá Trên Google hoặc Các Trang Đánh Giá Uy Tín: Nhiều website uy tín thường có các đánh giá trên Google hoặc các nền tảng đánh giá chuyên nghiệp như Trustpilot, SiteJabber, hoặc Yelp. Đọc qua các bình luận và đánh giá của người dùng khác có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về trải nghiệm của họ với website đó.
- Đánh Giá Trên Mạng Xã Hội: Xem xét các bình luận, đánh giá trên các trang mạng xã hội của công ty như Facebook, Twitter, hoặc Instagram. Những phản hồi này thường là các nhận xét thực tế từ người dùng đã có trải nghiệm với sản phẩm hoặc dịch vụ của website.
- Diễn Đàn và Cộng Đồng Trực Tuyến: Tham khảo ý kiến từ các thành viên trên các diễn đàn hoặc cộng đồng trực tuyến có liên quan đến lĩnh vực của website. Ví dụ, nếu đó là một trang mua sắm trực tuyến, bạn có thể tìm các đánh giá trên diễn đàn mua sắm như Reddit hoặc Tiin.vn.
Thanh địa chỉ trên trình duyệt chuyển sang màu xanh lá và có hiện tên công ty quản lý web
Chứng Chỉ SSL Xác Thực Mở Rộng (Extended Validation – EV): Đây là loại chứng chỉ SSL cao cấp nhất, yêu cầu quy trình xác minh nghiêm ngặt bao gồm kiểm tra thực tế tổ chức sở hữu. Khi một trang web sử dụng chứng chỉ EV, thanh địa chỉ của trình duyệt sẽ hiện màu xanh lá cây kèm theo tên của tổ chức, biểu thị mức độ bảo mật cao nhất.
Tránh cung cấp thông tin cá nhân khi không cần thiết
Một trang web an toàn sẽ chỉ yêu cầu những thông tin cá nhân cần thiết cho mục đích giao dịch hoặc đăng ký. Nếu một trang web yêu cầu bạn cung cấp các thông tin nhạy cảm như số chứng minh nhân dân, mã PIN, hoặc thông tin tài khoản ngân hàng mà không có lý do rõ ràng, hãy cảnh giác và ngừng truy cập ngay lập tức.
Một chiêu trò lừa đảo khá phổ biến nhưng lại rất hiệu quả đó là sử dụng các câu cảnh báo khiến cho người truy cập cảm thấy hoang mang, lo lắng hoặc vui mừng quá mức sau đó sẽ cung cấp các thông tin account, password theo yêu cầu của trang web. Một số thông báo thường được các web lừa đảo sử dụng là:
- “Bạn đã được lựa chọn ngẫu nhiên để nhận giải thưởng trị giá 100 triệu đồng. Xin vui lòng đăng nhập username và mật khẩu, thông tin thẻ tín dụng để nhận tiền.”
- “Có sự cố đã xảy ra và thông tin tài khoản của bạn không an toàn. Vui lòng nhập username và password để tiếp tục duy trì đăng nhập.”
Hy vọng những thông tin trên giúp bạn tránh được những nguy cơ lừa đảo có thể xảy ra trên mạng internet.
Bài viết liên quan: