Được đánh giá là “công cụ” hữu ích, hỗ trợ đắc lực cho quá trình xây dựng định hướng phát triển nội dung phù hợp với từng giai đoạn mua hàng của người tiêu dùng, content mapping chính là bí quyết “gối đầu” mà các marketer, đặc biệt là content writer – những người làm nội dung cho website nên biết. Cùng Chili tìm hiểu cách làm content mapping hiệu quả trong bài viết sau đây nhé.

Tham khảo thêm:

Content mapping là gì? Bí quyết xây dựng content mapping hiệu quả - 5
Biên tập nội dung website hiệu quả hơn nhờ content mapping

Tìm hiểu content mapping là gì?

Content Mapping được hiểu đơn giản là bản đồ nội dung. Khi làm nội dung cho website, content mapping sẽ hỗ trợ bạn:

  • Phác hoạ chân dung độc giả và mức độ nhận thức của họ về thương hiệu
  • Hiểu rõ hành trình mua hàng điển hình của nhóm khách hàng tiềm năng
  • Xác định dạng content phù hợp theo từng giai đoạn
  • Chủ động chuẩn bị ý tưởng và nghiên cứu thông tin hữu ích

Vậy đâu là sự khác biệt giữa content mapping và content plan?

Thông thường, content plan là kế hoạch xây dựng nội dung cho một khoảng thời gian cụ thể với tuyến nội dung phù hợp với mục đích truyền thông của thương hiệu. Còn content mapping là dạng tổng hợp các nội dung xoay quanh nhiều yếu tố như chân dung khách hàng và vòng đời điển hình của họ.

Về phạm vi khái niệm, content mapping có thể bổ trợ cho content plan trong quá trình làm nội dung cho website, giúp nội dung bám sát với người dùng và có thể giải quyết được vấn đề mà họ quan tâm.

Content mapping là gì? Bí quyết xây dựng content mapping hiệu quả - 6
Content mapping hỗ trợ đắc lực khi làm nội dung cho website

Những yếu tố cần nắm rõ để làm content mapping hiệu quả

Để làm content mapping đúng cách, có khả năng thực thi và mang lại hiệu quả, đây là hai yếu tố bạn cần chú trọng:

Chân dung khách hàng (Buyer Personas)

Chân dung khách hàng (Buyer Personas) là hình ảnh người tiêu dùng lý tưởng, mang đầy đủ những đặc tính mà bạn mong muốn. Họ có những nhu cầu cụ thể và bạn phải giải quyết được những nhu cầu đó để họ mua hàng/sử dụng dịch vụ. Để phác hoạ được chân dung này, bạn cần dựa trên cơ sở dữ liệu về nhân khẩu học và hành vi mua hàng của nhóm khách hàng tiềm năng.

Bạn có thể xây dựng chân dung khách hàng bằng những câu hỏi cơ bản như:

  • Họ thuộc độ tuổi nào, giới tính là gì, sống ở khu vực nào, sở thích ra sao…? (những thông tin nhân khẩu học)
  • Họ làm nghề gì?
  • Họ trải qua một ngày như thế nào? (lịch trình sinh hoạt, các công việc thường nhật…)
  • Họ có những nỗi đau nào? Bạn giúp họ giải quyết vấn đề gì?
  • Điều gì là quan trọng đối với cuộc sống của họ?
  • Họ thường xem tin tức ở đâu? (báo giấy, website, fanpage…)
  • Họ không thích sản phẩm của bạn ở điểm nào?

Vòng đời điển hình (Life Cycle Stages) là gì?

Hoàn tất xây dựng chân dung khách hàng, bạn đã có trong tay một nửa tấm bản đồ nội dung. Vòng đời điển hình chính là phần còn lại với vô vàn ý tưởng nội dung website có thể khai thác. Nhờ vòng đời này, bạn có thể biết được khách hàng đang ở giai đoạn nào, từ đó xác định hướng tiếp cận và loại content phù hợp để nuôi dưỡng, xây dựng lòng trung thành. Và quan trọng hơn là khiến họ thực hiện hành vi chuyển đổi.

Content mapping là gì? Bí quyết xây dựng content mapping hiệu quả - 7
Nghiên cứu vòng đời điển hình thêm thấu hiểu khách hàng

Nội dung vẫn luôn có một vị trí quan trọng trong marketing. Nghiên cứu và xây dựng content mapping ngay từ đầu sẽ giúp bạn thấy rõ định hướng và đi đúng lộ trình tiếp cận khách hàng mục tiêu. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc xây dựng web và nội dung, hãy liên hệ ngay với Chili để được tư vấn chi tiết.

Cách xây dựng content mapping từng giai đoạn

Vòng đời điển hình gồm có 3 giai đoạn: Nhận thức (Awareness), Cân nhắc (Consideration) và Quyết định (Decision).

Nhận thức

Người tiêu dùng ở giai đoạn nhận biết bản thân đang gặp vấn đề cần phải giải quyết.

Ví dụ: Vào một buổi sáng đẹp trời, Trung nhận ra đôi giày thể thao yêu thích đã bị hở đế. Trung liền có ý định mua một đôi giày mới và bắt đầu tìm kiếm trên Google. Nhưng cuối cùng Trung chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những đôi giày phù hợp, chưa có ý định chi tiền để mua.

Cân nhắc

Người tiêu dùng biết được chính xác bản thân đang cần gì.

Ví dụ: Một tháng trôi qua, Trung nhận thấy mình không thể tiếp tục sử dụng đôi giày cũ nữa. Trung liền tìm kiếm loại giày phù hợp và đánh dấu (bookmark) 5 – 6 đôi ưng ý thuộc 2 thương hiệu khác nhau.

Quyết định

Người tiêu dùng đang quyết định xem có mua sản phẩm hay không. Đến đây, họ hiểu rõ vấn đề của bản thân và biết được cách để giải quyết chúng.

Ví dụ: Trung đã tìm thấy đôi giày do bạn cung cấp và thích đôi đó nhất. Nhưng Trung vẫn chưa đưa ra quyết định mua cho đến khi nhận được email “đơn hàng chưa hoàn thành”. Và anh ấy chọn mua hàng ngay lập tức.

Content mapping là gì? Bí quyết xây dựng content mapping hiệu quả - 8
Template content mapping dựa trên 2 yếu tố là chân dung khách hàng và vòng đời điển hình

Tuỳ vào dòng sản phẩm/dịch vụ bạn đang kinh doanh và cách thức mua hàng, giai đoạn quyết định sẽ nhanh hoặc chậm. Tương tự, có thể bạn sẽ tốn nhiều thời gian hơn trong giai đoạn nhận thức. Đặc biệt là những sản phẩm như dịch vụ thiết kế website, gói content chuẩn SEO… Vì thành phẩm không thể cầm, nắm được, chưa kể đến các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, thuật ngữ chuyên ngành và cách thức chứng minh hiệu quả của dịch vụ. Nhưng đối với quần áo, giai đoạn nhận thức sẽ ngắn hơn nhiều.

*Tham khảo: Hubspot

Đánh giá
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ