Xây dựng website là một quá trình đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tỉ mỉ trong từng giai đoạn lập trình. Liệu có giải pháp nào giúp việc thiết kế web trở nên đơn giản hơn không?
Câu trả lời là có, thậm chí phương pháp này không yêu cầu bất kì kiến thức lập trình hay viết code nào. Cùng Chili khám phá các trình xây dựng web low-code và no-code trong bài viết sau!
Bài viết liên quan:
- Cần bao nhiêu wireframe khi thiết kế website?
- Tất tần tật quy trình xây dựng website chuyên nghiệp
- Chiến lược xây dựng website năm 2022 có gì đặc biệt?
Tìm hiểu về trình xây website low-code và no-code
Các khái niệm về no-code và low-code bắt nguồn từ cách phát triển ứng dụng nhanh (RAD) rất phổ biến trong những năm 1990. RAD mô-đun hóa các nguyên mẫu phần mềm thành các phần nhỏ hơn có thể tái sử dụng. Từ đó, giúp các lập trình viên tạo ra phần mềm một cách nhanh chóng.
Trong trình xây dựng website low-code và no-code, các bộ công cụ và hệ thống quản lý nội dung phối hợp với nhau để thiết kế web trên quy mô lớn. Bạn có thể xây dựng thư viện các template, plugin và tiện ích bổ sung để tái sử dụng trong tương lai. Việc này giúp tiết kiệm hàng trăm giờ đồng hồ khi xây dựng các trang web mới.
Đặc điểm khác biệt chính giữa nền tảng low-code và no-code là dự định của người sử dụng:
- Nền tảng no-code phù hợp nhất với những người không có bất kỳ kiến thức lập trình nào.
- Các nền tảng low-code phù hợp hơn với những người có một số kiến thức cơ bản về viết code và, muốn việc mở rộng hay nâng cấp website trở nên dễ dàng hơn.
Có hai loại nền tảng low-code và no-code chính:
- Ưu tiên thiết kế: Các nền tảng này sử dụng phương pháp tiếp cận trực quan để thiết kế trang web tự động hóa với giao diện đẹp mắt và đảm bảo hoạt động tốt trên mọi thiết bị. Trình thiết kế này cung cấp chức năng kéo thả, hỗ trợ xây dựng trang web trực quan thay vì lập trình code.
- Ưu tiên chức năng: Các nền tảng xây dựng website ưu tiên chức năng tập trung vào việc hiện đại hóa quy trình kinh doanh và tự động hóa các quy trình CNTT. Bạn có thể tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau, từ công cụ quản lý dự án đến các nền tảng mạng xã hội.
Các nền tảng low-code và no-code trong thiết kế web đại diện cho một cốt truyện phụ trong một phong trào rộng lớn đang được phát triển. Chúng bao gồm khả năng mã hóa nhanh chóng các ứng dụng dành riêng cho mục đích kinh doanh, tối ưu hóa quy trình hoặc thay thế các ứng dụng cũ.
Đặc biệt, nền tảng này không yêu cầu kiến thức về mã hóa hay tự động hóa. Nhờ đó, công việc thiết kế web để trở nên hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Vấn đề phụ thuộc vào kiến thức code trong thiết kế web
Theo nghiên cứu, chỉ 0,26-0,5% dân số thế giới biết cách viết code. Như vậy, nếu xây dựng website dựa trên kiến thức lập trình, thì hầu hết mọi người không thể làm được. Điều này đòi hỏi nhiều thời gian học hỏi để thành thạo một ngôn ngữ lập trình nhất định. Thậm chí, nhiều chuyên gia xây dựng trang web hiện đại còn phải biết sử dụng từ 3 đến 4 ngôn ngữ lập trình.
Nhìn qua lăng kính này, công nghệ trở thành một rào cản đối với cả sự đổi mới và sáng tạo. Các nền tảng low-code và no-code ra đời nhằm phá bỏ những trở ngại đó bằng cách sử dụng công nghệ. Sự thay đổi này giúp quá trình xây dựng web trở nên dễ dàng hơn nhiều và giảm thiểu bớt gánh nặng cho bạn.
Khả năng tái sử dụng là nguyên lý trung tâm của các nền tảng low-code và no-code. Bạn có thể tái sử dụng lại các thành phần, chức năng đã được định cấu hình trước. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và cho phép bạn mở rộng quy mô hoạt động của mình.
No-code có phải là tương lai của thiết kế web?
Gartner dự báo, đến năm 2024, low-code sẽ chiếm đến 65% hoạt động phát triển web. Các nền tảng này sẽ sẽ thay thế các thiết kế web tiêu chuẩn cho hầu hết các dự án trong tương lai. Nó cho phép bạn quản lý văn bản, hình ảnh và xây dựng các bài viết chuẩn SEO, đồng thời sử dụng tái sử dụng tài nguyền để tạo nhiều trang trên quy mô lớn.
Tuy nhiên, các chuyên gia web nhiều kinh nghiệm vẫn yêu cầu phải biết code. Đặc biệt, các dự án thiết kế chuyên nghiệp vẫn đòi hỏi mức độ tùy chỉnh thiết kế cao. Vì vậy, tương lai sẽ là sự kết hợp những điểm nổi bật của cả 2 hình thức: code và no/low-code.
Các nền tảng low-code và no-code sử dụng lập trình trực quan giúp việc xây dựng website trở nên ít phức tạp hơn. Trong tương lai gần, chúng sẽ trở thành xu hướng thay thế thiết kế web tiêu chuẩn cho hầu hết các dự án. Nếu bạn không có kiến thức về lập trình và muốn xây dựng một trang web chuyên nghiệp của riêng mình, hãy liên hệ Chili để được tư vấn!