Ở phần trước, CHILI đã giới thiệu về 4 xu hướng thay đổi giao diện bán hàng trong năm 2021: Voice Commerce, mua sắm đa kênh, sử dụng AI, AR và đa dạng phương thức thanh toán. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích những xu hướng còn lại!

Xem thêm:

Giao diện bán hàng 2021: 8 xu hướng cần quan tâm (Phần 2) - 6
Cập nhật xu hướng giao diện bán hàng mới để thu hút khách hàng

Định giá chính xác

Định giá chính xác ở đây là định giá sản phẩm ở mức chi phí tối thiểu để nâng cao cơ hội bán được hàng nhưng vẫn đảm bảo tạo được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Định giá chính xác cho phép trang thương mại điện tử duy trì tính cạnh tranh và thu hút thêm nhiều khách hàng hơn. Ngay cả khi sản phẩm của bạn đạt chất lượng cao nhưng nếu không được định giá chính xác thì doanh số vẫn có thể “giẫm chân tại chỗ”.

Tích hợp thêm phần mềm giúp định giá sản phẩm bán ra cho giao diện bán hàng là điều cần thiết. Những công cụ này có tác dụng cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực về giá bán của các đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị trường và giá trị “cảm nhận” của sản phẩm.

Thông qua những dữ liệu phân tích trên, chúng sẽ giúp bạn xác định giá bán sản phẩm tối ưu.

Giao diện bán hàng 2021: 8 xu hướng cần quan tâm (Phần 2) - 7
Định giá chính xác để tăng cường tính cạnh tranh

Tương lai vô hạn của Mobile Commerce

Theo ước tính của eMarketer, đến năm 2021, Mobile Commerce có thể thu về 3.5 nghìn tỷ đô la và chiếm lĩnh ¾ thị trường thương mại điện tử. Mặt khác, có khoảng 30% khách hàng mua sắm trực tuyến có khả năng bỏ dở giữa chừng nếu phát hiện ra trang web của bạn không thân thiện với di động của họ.

Do đó, hãy cải thiện giao diện bán hàng để website thân thiện hơn với thiết bị di động cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng bằng những phương pháp sau:

  • Kiểm tra tính thân thiện của thiết bị di động với trang web bằng cách nhập URL vào công cụ của Google. Kết quả sẽ phản hồi về trang web của bạn nếu có bất kỳ vấn đề nào.
  • Tạo ứng dụng PWA cho trang web bán hàng, PWA có tác dụng khiến trang tải nhanh hơn và cho phép khách hàng xem trang đã được duyệt trước đó mà không cần đến internet.
  • Triển khai AMP (Accelerated Mobile Pages) cho website để giảm thiểu thời gian tải trang trên thiết bị di động.
  • Đảm bảo quy trình thanh toán trên di động tối giản hết mức có thể.
  • Kiểm tra thủ công trang web trên di động: điều hướng đã tối ưu chưa, xem sản phẩm có dễ dàng không và có tuỳ chọn thu phóng được hay không,…

Xem thêm: Tại sao khi thiết kế website cần tối ưu hóa trên di động

Giao diện bán hàng 2021: 8 xu hướng cần quan tâm (Phần 2) - 8
Xu hướng mới doanh nghiệp nên tập trung cải thiện trải nghiệm người dùng trên mobile

Green consumerism – Chủ nghĩa tiêu dùng xanh

Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng khiến Chủ nghĩa tiêu dùng xanh – Green consumerism ngày càng được ủng hộ. Theo đó, khách hàng tỏ ra quan tâm hơn đến các sản phẩm thân thiện với môi trường: có thể tái chế sau khi sử dụng,… hoặc các doanh nghiệp đi theo con đường phát triển bền vững.

Trên thực tế, các trang thương mại điện tử lớn trên thế giới đã rục rịch lên kế hoạch và triển khai các phương pháp hướng đến Green consumerism từ khá lâu trước đây. Cụ thể, Amazon đã cam kết đưa lượng khí thải carbon về 0 trong năm 2040.

Bạn cũng nên xem xét vài thay đổi để thu hút sự chú ý của khách hàng trên thiết kế giao diện hiện tại. Dưới đây là một số cách tuyệt vời có thể áp dụng:

  • Có lập trường rõ ràng, đưa ra phương hướng giải quyết, cam kết về những đóng góp cho môi trường và đặt ra dấu mốc thời gian thực hiện cụ thể.
  • Chuyển sang dùng bao bì thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế, đồng thời cải tiến sản phẩm giảm thiểu tác động tiêu cực đến mức độ tiêu thụ năng lượng và môi trường.
  • Gửi biên nhận online qua gmail thay vì phiếu giấy.
  • Bổ sung vào danh mục một số sản phẩm “xanh”.

Xem thêm: 7 mẹo thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả cho website bán hàng

Giao diện bán hàng 2021: 8 xu hướng cần quan tâm (Phần 2) - 9
Chủ nghĩa tiêu dùng xanh đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng

Phát triển Visual commerce – Thương mại trực quan

Visual commerce – Thương mại trực quan không dừng sử dụng hình ảnh trên các trang sản phẩm, nó giúp toàn bộ giao diện bán hàng để trở nên sống động hơn bao giờ hết, vừa giữ chân người truy cập vừa tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ, nhà bán lẻ Bose đã sử dụng Visual commerce để tác động đến các khách hàng của mình. Theo đó, họ sử dụng nhiều hình ảnh chất lượng cao đặt trên trang chủ, kèm theo các phím tắt để khách hàng có thể mua sản phẩm trực tiếp.

Một số phương pháp áp dụng thương mại trực quan trong thiết kế giao diện web mà bạn có thể tham khảo là:

  • Thay đổi định dạng sản phẩm từ định dạng JPG sang JPEG2000 hoặc WebP để cải thiện chất lượng và tốc độ tải.
  • Tạo hình ảnh hoặc video 360 độ về các sản phẩm bán chạy.
  • Đầu tư vào các công cụ tìm kiếm trực quan để khách hàng tìm kiếm sản phẩm bằng hình ảnh.
  • Tạo quảng cáo mua sắm trực quan trên Pinterest để tăng lưu lượng truy cập vào trang web.

Xem thêm: 5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên top Google

Giao diện bán hàng 2021: 8 xu hướng cần quan tâm (Phần 2) - 10
Visual commerce nâng cao trải nghiệm khách hàng bằng những hình ảnh hấp dẫn

Định giá chính xác là phương thức hiệu quả để thu hút người tiêu dùng. Bên cạnh đó, khách hàng dần có xu hướng chuyển sang Mobile commerce và Green consumerism. Nhiều doanh nghiệp lớn cũng đã áp dụng thương mại trực quan trên giao diện bán hàng của mình,…

8 xu hướng trên đều có thể khiến trang web của bạn trở nên thân thiện hơn. Hãy thử áp dụng chúng hoặc liên hệ với CHILI và chúng tôi sẽ giúp bạn sở hữu một web thương mại điện tử hấp dẫn!

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa:
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ
Yêu cầu gọi lại ngay