Thực phẩm là một trong những ngành có tốc động tăng trưởng nhanh, biên lợi nhuận lớn nhưng kéo theo tính cạnh tranh cao. Thậm chí có thể bị đào thải nếu không giữ chân được khách hàng, mở rộng phạm vi tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Để đứng vững trên thị trường, ngoài tối ưu sản phẩm, các doanh nghiệp ngành thực phẩm cần tập trung vào khâu truyền thông, marketing qua website. Đây là kênh “giao tiếp” trực tiếp với khách hàng, chủ động tiếp cận họ và hỗ trợ xây dựng thương hiệu rất tốt.
Ở bài viết này hãy cùng tìm hiểu xem xu hướng thiết kế website ngành thực phẩm là gì và ứng dụng hiệu quả vào doanh nghiệp mình nhé.
Xem thêm:
- 12 Xu hướng thiết kế và phát triển website 2022
- Bắt trend với 9 phong cách thiết kế website ấn tượng năm 2022
- 2022 Rồi tại sao bạn chưa ứng dụng multimedia vào website của mình?
Những lý do nên thiết kế website ngành thực phẩm
Tiếp cận khách hàng
Trong khi các cửa hàng vật lý chỉ có thể tiếp cận khách hàng ở khu vực quanh đó hoặc vùng lân cận thì website có thể tiếp cận mọi đối tượng khách hàng trên toàn quốc, với chi phí chỉ bằng 1/10.
Chính vì thế, website sẽ là kênh online hỗ trợ tiếp cận lượng lớn đối tượng tiềm năng chỉ trong thời gian ngắn. Thậm chí còn tiếp cận được với những người đang có nhu cầu thực thông qua việc tối ưu web trên công cụ tìm kiếm (SEO).
Mang về khách hàng mới
Sau khi truy cập website, người dùng có thể tham khảo chi tiết thông tin sản phẩm bao gồm hình ảnh, nguồn gốc, giá và ra đặt hàng online. Chính vì thế website chính là kênh bán hàng hiệu quả, mang lại doanh thu và mở rộng tập khách hàng mới cho doanh nghiệp.
Tiết kiệm hơn
Như đã chia sẻ ở trên, thay vì phải mở nhiều cửa hàng vật lý bạn có thể chỉ cần 1/10 chi phí để xây dựng một website, tiếp cận lượng khách hàng mới nhiều gấp hàng trăm lần. Như vậy chi phí bán hàng, marketing sẽ giảm đi đáng kể, giúp doanh nghiệp tăng lợi nhuận, tối ưu ngân sách.
Tạo lòng tin cho đối tác
Website không chỉ là nơi cung cấp thông tin sản phẩm mà còn là nơi hỗ trợ xây dựng thương hiệu doanh nghiệp. Khi truy cập website, đối tác có thể biết doanh nghiệp bạn tên là gì, trụ sở đặt ở đâu, quy mô phân phối như thế nào và cả những chứng chỉ, bằng khen doanh nghiệp đã đạt được.
Qua đó, niềm tin được tạo dựng và vô hình chung bạn sẽ nhận được lời mời hợp tác từ những nhà phân phối, đại lý, nhà cung cấp nguyên vật liệu xứng tầm, uy tín.
Những xu hướng thiết kế website cho ngành thực phẩm
Xu hướng đơn giản
Với xu hướng thiết kế website đơn giản, giao diện sẽ tập trung vào các màu sắc trang nhã như xanh, trắng để phù hợp với ngành thực phẩm, hữu cơ. Bên cạnh đó, bố cục sắp xếp đơn giản sẽ thu hút khách hàng bằng tính trực quan của sản phẩm thay vì làm nổi bật nhiều thông tin phức tạp.
Xu hướng mạnh mẽ
Xu hướng thiết kế website thực phẩm mang phong cách mạnh mẽ sẽ tập trung sử dụng màu nâu trầm, đỏ để phù hợp với lĩnh vực thịt tươi sống, thịt hun khói hoặc các món ăn cay. Như vậy sẽ khơi gợi cảm giác thèm ăn của người xem và dễ ra quyết định mua sắm hơn.
Xu hướng thiết kế ứng dụng
Đây là xu hướng thiết kế nâng cao trải nghiệm người dùng bằng cách bài trí sản phẩm trên website một cách khoa học. Kết hợp bộ lọc tìm kiếm thông minh hỗ trợ tìm kiếm thông tin một cách nhanh chóng, theo đúng tiêu chí đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Kiểu giao diện trang web này được nhiều doanh nghiệp yêu thích và ứng dụng hiệu quả, tăng tỷ lệ chuyển đổi đơn hàng và giữ chân khách hàng ở lại lâu hơn trên website.
Những yêu cầu cần có của một website thực phẩm
Giao diện đẹp mắt
Giao diện đẹp mắt là yếu tố không thể thiếu khi thiết kế website thực phẩm. Đặc biệt với những web bán đồ tươi sống như rau củ quả, thịt tươi, các loại hạt thì cần đảm bảo thể hiện độ tươi ngon của nguyên liệu qua hình ảnh.
Đồng thời kết hợp màu sắc bắt mắt khuyến khích người dùng tìm hiểu thêm, bị ấn tượng bởi cách bài trí sáng tạo, thông tin rõ ràng và thu hút.
Kỹ thuật
Yếu tố kỹ thuật có thể kể đến như tốc độ tải trang, tối ưu seo, độ nét của hình ảnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới trải nghiệm người dùng. Đặc biệt đối tượng truy cập web thực phẩm thường là phụ nữ nội trợ, họ khá bận rộn và cần tiết kiệm tối đa thời gian “đi chợ”.
Chính vì thế website cần có tốc độ tải nhanh, xuất hiện phổ biến trên các công cụ tìm kiếm, hình ảnh sắc nét, chuyển trang mượt mà. Chỉ như vậy mới đủ sức níu kéo người xem ở lại, tìm hiểu và mua sắm.
Thông tin cập nhật
Thực phẩm là danh mục hàng có sự thay đổi liên tục về giá cả, nguồn gốc nuôi trồng, sản xuất, hạn sử dụng. Chính vì thế website của bạn cũng cần cập nhật các thông tin này thường xuyên, tức thời, đảm bảo quyền lợi của người dùng.
Không chỉ dừng lại ở cập nhật thông tin, bạn cũng nên định kỳ đánh giá lại hiệu quả của website và đưa ra những phương án nâng cấp tính năng, chỉnh sửa nội dung để tối ưu trải nghiệm người dùng, khắc phục những khuyết điểm.
Thanh toán tiện lợi
Kể cả khi đã quyết định mua hàng, người dùng cũng sẽ dễ dàng rời bỏ website nếu khâu thanh toán quá phức tạp hoặc gặp lỗi. Đặc biệt đối tượng tiềm năng trong ngành thực phẩm thường là phụ nữ, vì thế họ có thể không rành nhiều về công nghệ thông tin, thanh toán online.
Việc cần làm ở đây là trang bị hệ thống thanh toán đơn giản nhất có thể, tối ưu từ A đến Z để bất cứ ai cũng có thể thực hiện dễ dàng.
Gợi ý các mẫu website thực phẩm đẹp
Sau khi nắm được những xu hướng thiết kế website thực phẩm trên đây thì hãy tham khảo thêm một số mẫu web đẹp để có gợi ý hữu ích nhé.
Những mẫu thiết kế trên đây đa số được tạo bởi Chili, một trong những đơn vị thiết kế web uy tín hàng đầu Việt Nam. Tại Chili bạn sẽ được tư vấn lựa chọn phong cách thiết kế phù hợp với sản phẩm cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu của mình. Từ đó tăng lưu lượng truy cập website và tăng doanh thu online ngay trên chính kênh bán hàng tiềm năng này.
Không chỉ thế, Chili còn thổi hồn vào từng thiết kế giúp thể hiện rõ cá tính thương hiệu, tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Giúp doanh nghiệp bạn tiếp cận gần hơn với hàng triệu khách hàng. Hãy liên hệ để được tư vấn và có cho mình bản thiết kế website đẳng cấp nhất nhé.