Nếu bị đưa vào URL Blocklisting, website của bạn sẽ rất khó để tiếp cận với khách hàng dù đầu tư vào bài viết chuẩn SEO chất lượng đến mức nào đi nữa. Check ngay xem trang web của mình có nằm trong danh sách này không và nếu có, hãy đưa nó ra khỏi danh sách!
Xem thêm:
- Checklist để viết tốt nội dung website trong 2021 (Phần 1)
- Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước
URL Blocklisting là gì?
URL Blocklisting là một danh sách các địa chỉ web bị Google nghi ngờ rằng không uy tín, đáng ngờ hoặc gây nguy hiểm cho người đọc. Các trang web nằm trong danh sách này sẽ không được xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm vì mục đích bảo vệ người dùng của Google.
Điều đó ảnh hưởng cực lớn đến SEO, nội dung website sẽ không thể đến với người dùng dù bài viết chuẩn SEO có chất lượng ra sao. Hiệu quả SEO giảm sút tác động trực tiếp đến doanh thu.
Để bảo vệ người dùng, trung bình mỗi ngày Google chặn khoảng 10000 website. Trong lúc nhầm lẫn hoặc nếu bạn mắc phải những “lỗi lầm”, không quá ngạc nhiên khi trang web bị đưa vào danh sách này.
Thông báo bị đưa vào blacklist không được truyền đến người dùng mà bạn chỉ nhận biết được khi nhận thấy sự sụt giảm đột ngột của lưu lượng truy cập. Để ngăn ngừa điều này, hãy chắc chắn rằng bảo mật web tốt, không vi phạm bất kỳ chính sách nào của Google và đầu tư viết nội dung website chất lượng.
Xem thêm: Nâng cấp giao diện trang chủ nhờ nội dung website
Cách check trang web có đang nằm trong URL Blocklisting không
Google Search Console
Sử dụng Google Search Console là cách đơn giản nhất để check xem trang web của bạn có đang nằm trong danh sách URL Blocklisting của Google hay không. Nếu chẳng may bị chặn, bạn sẽ thấy URL website của mình nằm trong mục “Security issue”. Tuy nhiên, cần chắc chắn mình đã xác minh tài khoản GSC trước khi tiến hành kiểm tra.
Kiểm tra lưu lượng truy cập thường xuyên
Kiểm tra lưu lượng thường xuyên với Google Analytics giúp bạn sớm phát hiện nếu bị Google liệt kê trong danh mục các URL bị block. Nếu lượng khách truy cập giảm đột ngột và gần như hoàn toàn (trên 95%) ở cả những bài viết chuẩn SEO chất lượng thì khả năng cao website của bạn đã bị chặn.
Kiểm tra trang web với các công cụ chuyên nghiệp
Một số công cụ chuyên nghiệp như Mxtoolbox hay Sitechecker có thể kiểm tra xem domain và IP có nằm trong danh mục dữ liệu chống thư rác hay không. Một số tác vụ mà các công cụ kiểm tra trang web này hỗ trợ là:
- Kiểm tra tổng quan về trạng thái domain của bạn
- Xác định các vấn đề liên quan đến tên miền, máy chủ mail, máy chủ web và các vấn đề xảy ra với DNS
- Tra cứu xem domain và IP có đang bị block hay đánh dấu là spam
- Nhận báo cáo danh sách dữ liệu thư rác
Xem thêm: 6 Hình thức nội dung mà mọi nhà tiếp thị phải nằm lòng
Làm sao để thoát khỏi URL Blocklisting?
Để thoát khỏi danh sách URL Blocklisting, hãy thực hiện tuần tự theo 3 bước dưới đây. Sau khi đưa website ra khỏi blocklist, bạn nên đầu tư xây dựng nội dung website chất lượng để giảm tối đa khả năng phải “quay trở lại”.
Tìm lý do trang web bị chặn
Hiểu rõ nguyên nhân bị block sẽ giúp bạn dễ dàng thoát khỏi tình trạng này. Mở Google Search Console và chúng ta sẽ biết được nguyên nhân nằm ở đâu. Đó có thể là do virus, tấn công SQL injection, website chứa các liên kết spam hay phần mềm độc hại,… Hãy xác định chính xác và đầy đủ nguyên nhân khiến web bị block – đó là cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo.
Khắc phục vấn đề
Sau khi xác định rõ nguyên nhân, hãy bắt đầu dọn dẹp để khắc phục vấn đề. Lưu ý là mọi thao tác nên được làm thủ công:
- Kiểm tra lại tất cả các sửa đổi không quen thuộc với trang web và xóa chúng
- Vô hiệu hóa mọi plugins đã lỗi thời
- Kiểm tra ngay nếu bạn vừa thêm người quản trị mới cho trang web. Nếu có, hãy tạm thời xóa họ và đặt lại tất cả mật khẩu cũng như tên người dùng
- Dọn dẹp lại các bảng trong vùng cơ sở dữ liệu có vấn đề
- Thiết lập xác thực hai yếu tố cho tất cả người dùng
- Kiểm tra độ xác minh của tất cả người dùng và xóa những người không cần thiết
Gửi yêu cầu xem xét ra khỏi Blocklisting đến Google
Cuối cùng, hãy xác nhận với Google rằng website của bạn không đáng ngờ hay gây nguy hiểm cho người dùng bằng cách gửi lại trang web đến Google để họ tiến hành đánh giá. Các bước cần thực hiện trong quy trình này là:
- Mở Google Search Console và chuyển đến tab “Security Issue”.
- Nhấp vào dòng xác nhận “T have fixed these issues”
- Chọn “Request a review”
- Liệt kê các bước bạn đã thực hiện để bỏ đi những nghi ngờ từ phía Google. Tại đây, hãy cố gắng liệt kê càng chi tiết càng tốt
- Nhấp vào phần Manual Actions
Nếu website của bạn gặp nhiều hơn một lỗi, hãy lặp lại các bước này cho đến khi tất cả lỗi đều được giải quyết hết. Google sẽ mất vài ngày để xem xét và trả kết quả.
Đây cũng là thời điểm thích hợp để bạn làm mới bộ nhớ bằng cách gửi trang web đến công cụ tìm kiếm. Cũng đừng quên đầu tư xây dựng vào các bài viết chuẩn SEO chất lượng cho trang web nhé!
Xem thêm: 7 Chiến lược tiếp thị nội dung mà bạn nên áp dụng cho doanh nghiệp
Xây dựng bài viết chuẩn SEO chất lượng là rất quan trọng nhưng điều đó sẽ gần như vô nghĩa nếu website của bạn bị nằm trong URL blocklisting của Google. Bảo mật web và xây dựng nội dung website chất lượng là chìa khóa để ngăn ngừa điều đó.