Áp dụng wireframes vào việc thiết kế website là một ý tưởng tuyệt vời khi bắt đầu bất kì một dự án nào. Wireframes cho phép cả 2 đối tượng là người cung cấp và khách hàng tập trung vào bố cục chủ yếu của bản phác thảo mà không phải mất quá nhiều thời gian vào các yếu tố khác không liên quan. Tập trung vào những điểm nổi bật để xác định chính xác nhu cầu của khách hàng.
Trong bài viết lần này, Chili sẽ trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều các cá nhân quan tâm đến đó chính là cần bao nhiêu wireframe là đủ cho một dự án. Không để bạn phải chờ lâu, hãy theo chân chúng tôi để tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết sau đây nhé!
Cần bao nhiêu wireframe khi thiết kế giao diện web?
Wireframe hay còn được biết đến là một trong số những công cụ hỗ trợ trong việc thiết kế giao diện trang web. Wireframe là bản phác thảo minh họa hình ảnh trang web trước khi hoàn thiện.
Để trả lời cho câu hỏi cần bao nhiêu wireframe khi thiết kế giao diện trang web, thì người dùng còn phải phụ thuộc vào quy mô của dự án. Nói cách khác, để xác định số lượng Wireframe cần sử dụng để thiết kế website thì người ta sẽ dựa vào quy mô và mức độ của dự án xây dựng.
Thông thường, đối với những trang web nhỏ sẽ sử dụng ít Wireframe hơn các trang web có quy mô lớn. Một số những thiết kế và bản phác thảo sẽ được giới thiệu và ra mắt để khách hàng và đối tác có thể nhìn thấy và nắm bắt toàn bộ quy trình diễn ra.
Việc trình bày và hiển thị này sẽ không mang ý nghĩa nhiều đối với họ nhưng sau khi trang web được hoàn thiện, khách hàng sẽ có cái nhìn khác và sẽ cảm nhận một cách sâu sắc hơn sau khi đã nhìn thấy bản phác thảo trước đó.
Bắt đầu với sitemap và outline
Sau khi đã trả lời được câu hỏi cần bao nhiêu wireframe khi thiết kế website, hãy cùng Chili tiếp tục đặt chân đến giai đoạn tiếp theo chính là tạo sơ đồ website hay còn gọi là sitemap và tạo outline.
Thiết kế sitemap và outline sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ làm việc thông qua một bản phác thảo chi tiết hơn cho trang web. Đối với sitemap, nó sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể và tất cả các trang danh sách và bài viết nằm trên website.
Phác thảo sơ đồ khi thiết kế website cho từng trang riêng biệt, từ các trang quan trọng và nổi bật đến những trang kém quan trọng hơn. Sau đó phân loại chúng bằng những ghi chú của bản thân.
Đương nhiên, bạn sẽ bắt gặp những nhóm trang có nội dung tương tự nhau, tức là chúng mang một outline và sitemap có khung xương tương tự nhau nhưng đừng lo, sau khi đã hoàn toàn hoàn thiện trang web, nó sẽ tự động được cập nhật theo yêu cầu của bạn.
Suy nghĩ theo mô đun
Theo các chuyên gia tư vấn giao diện web wordpress, đây là phương pháp giúp bạn chuyển từ nhiều wireframe sang tối thiểu chúng. Thay vì nghĩ rộng cho cả một dự án, hãy tập trung vào những phần nhỏ và tái sử dụng lại trên nhiều trang.
Khái niệm này không những giúp bạn tiết kiệm thời gian khi thiết kế giao diện web, mà còn giúp bạn tận dụng lại những nội dung tương tự nhau. Điều này sẽ tạo ra sự nhất quán trong các mẫu trong thiết kế, giúp người dùng tương tác với trang web dễ dàng hơn.
Gợi ý 5 wireframe cho mọi dự án
Nếu bạn đang cân nhắc để sắp xếp lại số lượng wireframe cần thiết để bắt đầu thiết kế dự án, hãy tham khảo 5 gợi ý sau để xây dựng website nhanh chóng và dễ dàng hơn:
Homepage
Wireframe nên bao gồm một bản phác thảo đầy đủ về cách thiết kế trang chủ của website. Các wireframe càng rõ ràng chính là chất xúc tác để gia tăng thêm phần tự tin. Từ đó, thúc đẩy các dự án của doanh nghiệp đi lên với bản kế hoạch thiết kế thực tế và có phần trực quan.
Đối với khách hàng, wireframe thể hiện mức độ trung thực cao là nhân tố thúc đẩy các ý tưởng được hình thành vào giai đoạn cuối cùng khi thiết kế trang chủ. Cân nhắc tạo lập hai đến ba tùy chọn hi-fi để khách hàng có thể hình dung đầy đủ hơn về con đường mà bạn vạch ra khi tiến hành dự án.
Mobile Homepage
Với số lượng người dùng lớn truy cập vào trang web bằng điện thoại vào thời điểm hiện tại, việc thiết kế wireframe có độ trung thực cao dành cho thiết bị di động là điều vô cùng cần thiết. Mỗi Wireframe hi-fi nên được cá nhân hóa để thực hiện đúng chức năng.
Secondary (Top-Level Navigation) Page
Với những cú nhấp chuột đầu tiên đến trang chủ, bạn cần xây Wireframe thu hút nhất để giữ chân khách hàng. Đây là nơi khởi nguồn về tư duy mô-đun. Hãy thiết kế wireframe dựa trên những yếu tố tiên quyết, loại bỏ các phần dư thừa trên trang phụ. Từ đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức của việc tái sử dụng wireframe với những thay đổi nhỏ về nội dung.
Contact or About Page
Hầu hết mọi trang web đều có CTA để liên hệ với doanh nghiệp hoặc website của doanh nghiệp. Vì vậy, thiết kế wireframe có chứa CTA là yếu tố cần được ưu tiên hàng đầu. Bởi lẽ, người dùng sẽ truy cập và liên hệ với website thông qua thông tin trên trang web.
Shop or Blog Page
Cuối cùng, hãy nghĩ đến mục đích khi khi tạo lập và thiết kế website. Hầu hết thiết kế Wireframe đều thuộc thể loại thông tin hoặc thương mại điện tử. Đôi khi những wireframe này có thể bao gồm hai trang web, bao gồm: một trang về tổng thể website (giới thiệu và các bài đăng trên blog) và trang còn lại sẽ diễn giải chi tiết (các mục nhỏ hoặc bài đăng trên blog).
Không có con số nào được đặt ra cụ thể khi đề cập đến số lượng wireframe mà doanh nghiệp cần. Bởi lẽ, mỗi dự án sẽ có yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể bắt đầu với wireframe chức năng, giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể hình dung được hướng đi của các dự án dễ dàng hơn và đi theo mục tiêu đã đặt ra.
Hy vọng những bí quyết trên, một phần nào đó có thể giúp bạn tạo lập thêm wireframe khi thiết kế website. Nhờ vậy, doanh nghiệp sẽ áp dụng để suy nghĩ theo mô-đun, giúp website được tổ chức hiệu quả hơn. Hãy liên hệ ngay với Chili nếu bạn đang cần tìm đối tác cung cấp giải pháp thiết kế trang web uy tín!