Khi thực hiện chăm sóc website tổng thể, liên kết dẫn là một trong những yếu tố ít được doanh nghiệp chú ý. Chính vì vậy, các broken link có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Hậu quả của việc dùng link hỏng là kéo điểm kỹ thuật SEO xuống và gây mất thiện cảm cho người sử dụng. 

Vậy broken link là gì? Và đâu là cách khắc phục các đường dẫn hỏng hiệu quả nhất ? Hãy tham khảo ngay những chia sẻ chi tiết sau đây của matbao.ws nhé. 

Bài viết liên quan: 

Link hỏng và nguyên nhân gây ra tình trạng này 
Link hỏng và nguyên nhân gây ra tình trạng này

1. Broken link là gì và nguyên nhân gây ra link hỏng 

Nhiều người khi xây dựng web nhưng quên không chăm sóc thường xuyên làm broken link xuất hiện. Broken link (liên kết gãy), hay còn được gọi là link chết, link breaking hoặc Link rot (linkrot). Đây là thuật ngữ nhằm diễn tả trạng thái liên kết siêu văn bản (hyperlink) trên website đã bị hỏng vĩnh viễn, không còn tồn tại trên Internet.

Khi người dùng cố gắng truy cập vào một broken link, trang chủ sẽ hiển thị thông báo như: “Trang này không có sẵn. Liên kết bạn theo dõi có thể bị hỏng hoặc trang có thể đã bị xóa”. Có thể nói, đây là lỗi hàng ngày mà chúng ta thường xuyên gặp phải. 

Vì sao broken link lại xuất hiện? 

Nguyên nhân dẫn đến broken link rất nhiều, phần lớn là do nhà quản trị không cập nhật và nâng cấp website, khiến các đường dẫn đính kèm chứa nhiều tệp thông tin lỗi. Một số lý do cụ thể khiến liên kết hỏng phổ biến hiện nay còn do: 

  • Trang web của link dẫn đã được thay đổi và khiến cho các link liên kết trong và ngoài không còn khả dụng như trước. 
  • Link bị chuyển chế độ từ công khai sang riêng tư: Một số trang tin tức (đặc biệt là các trang báo nước ngoài) thường công khai miễn phí trong thời gian đầu. Sau đó, họ chuyển về mục “pay to view” (trả phí để xem hết) nhằm kéo tỷ lệ mua của khách hàng. Do đó, các link dẫn đều dễ thành broken link.
  • Đường dẫn trong bài viết chuẩn SEO bị hết hạn
Link hỏng còn xuất hiện do tình trạng đăng bị thay đổi
Link hỏng còn xuất hiện do tình trạng đăng bị thay đổi
  • Đính kèm link từ mạng xã hội (Facebook, Twitter, Instagram,..): Đây là một trong những dạng liên kết dễ đứt gãy cao nhất vì trạng thái của bài đăng có thể thay đổi liên tục trong vài giờ. 
  • Các website bị chặn bởi bộ lọc tìm kiếm hoặc tường lửa (firewall): Các công cụ này giúp bạn hạn chế tương tác trên các trang chủ có bảo mật kém, dễ đánh cắp thông tin người dùng. Do đó, khi dẫn link vào các web này, bạn sẽ gặp phải các broken link  
Bộ lọc công cụ tìm kiếm là nguyên nhân dẫn đến việc hỏng link 
Bộ lọc công cụ tìm kiếm là nguyên nhân dẫn đến việc hỏng link

Broken link có ảnh hưởng như nào đến website? 

Khi chăm sóc website, nếu bạn không để ý đến các dấu hiệu gây ra broken link, chúng có thể gây ra những ảnh hưởng lớn đến trang chủ về cả chất lượng SEO và người dùng. Một số tác hại của link dẫn hỏng bao gồm: 

  • Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng trên trang.  
  • Làm giảm tỷ lệ chuyển đổi mua hàng đối với các website kinh doanh, thương mại điện tử. 
  • Giảm thứ hạng SEO trên top các thanh công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, Bing,… 
  • Khiến tỷ lệ người thoát trang tăng cao hơn, không có nhu cầu quay lại,… 

2. Cách khắc phục Broken link để tối ưu website

Broken link có thể xuất hiện ở các trang web nội bộ hoặc các trang web ngoài khi thiếu sự chăm sóc website định kỳ. Vì vậy, tùy vào các lỗi cụ thể, bạn nên có phương án xử lý phù hợp để hạn chế tình trạng này. matbao.ws sẽ gợi ý cho bạn những cách khắc phục sau đây: 

  • Sửa chữa các link nội bộ bị hỏng: Đối với các Internal link, bạn dễ dàng có quyền kiểm soát và sửa chữa chúng đơn giản hơn nhiều so với External Link. Để xử lý broken link, bạn cần: nhập đúng đường dẫn URL, tạo lại trang đã xóa, điều hướng sang trang khác, xóa các liên kết hỏng và thay bằng các liên kết mới,…  
Cách sửa chữa đường link hỏng đơn giản nhất 
Cách sửa chữa đường link hỏng đơn giản nhất
  • Sửa chữa các link ngoài bị hỏng: Các liên kết ngoài bị hỏng thường do 2 nguyên nhân là: nguồn hết khả dụng hoặc website đã đóng cửa. Để khắc phục lỗi này, bạn nên xóa toàn bộ link cũ và thay thế bằng link mới hợp lệ. 

Tuy nhiên, khi chăm sóc website, đặc biệt là các đường liên kết trang, nhà quản trị cần thực hiện kiểm tra, rà soát và khắc phục liên tục. Vì những link dẫn có thể hết hạn hoặc bị hỏng bất cứ lúc nào mà bạn không hề hay biết. 

Bên cạnh đó, một website có quá nhiều lỗi broken link sẽ làm giảm đi điểm chất lượng trang nếu tình trạng này kéo dài. Vì vậy, matbao.ws có lời khuyên cho bạn như sau: Hãy thường xuyên kiểm tra Webmaster Tools xem Google có thông báo lỗi cho website hay không. Nếu có, hãy chọn cách sửa chữa hợp lý hoặc tạo một thông báo lỗi để xây dựng thiện cảm với người truy cập. 

Việc sửa chữa broken link nên được thực hiện thường xuyên 
Việc sửa chữa broken link nên được thực hiện thường xuyên

Chăm sóc website là công việc khó, đặc biệt là broken link vì chúng yêu cầu sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng và chuyên cần của người sở hữu trang. Do đó, để tăng chất lượng trang chủ và điểm SEO tổng thể, người dùng cần tham khảo lại những gợi ý chi tiết bên trên và đúc kết ra phương giải quyết hợp lý nhất đối với website của mình. Mắt Bão WS mong rằng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp phần nào những thắc mắc về broken link.  

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ