Để có được bài viết chuẩn SEO chất lượng, người viết phải nắm bắt được tất cả các thành phần quan trọng của bài viết này. Tuy nhiên, chỉ đủ thôi thì chưa được, mà các thành phần đó còn phải hay, phải chất, phải độc nhất nữa!
Và một trong những thành phần quan trọng nhất, không thể thiếu của bài viết chuẩn SEO chính là meta description. Trong bài viết này, CHILI sẽ cùng bạn đi tìm hiểu các lỗi sai thường gặp khi viết meta nhé!
Bài viết liên quan:
- Cách xây dựng website giàu nội dung và SEO-Friendly
- 10 Tip tối ưu bài viết chuẩn SEO để nâng cao thứ hạng từ chính đội SEO của Hubspot
Meta descriptions quá dài
Meta có quy tắc riêng mà bạn cần tuân theo – chính là giới hạn ký tự. Theo đó, đối với phiên bản laptop, meta description có thể hiển thị tối đa 160 ký tự. Trong khi đó, phiên bản di động (mobile) thì chỉ có thể hiển thị tối đa 120 ký tự.
Vì vậy, cho dù bạn viết meta hay đến đâu mà lại vượt quá số ký tự quy định, Google có thể sẽ cắt bớt, hoặc thậm chí viết lại luôn cả meta của bạn bằng cách trích một đoạn ngẫu nhiên trong bài viết.
Thẻ mô tả quá ngắn
Mặc dù bị giới hạn ký tự nên không thể viết quá nhiều, nhưng nếu bạn viết meta quá ngắn thì cũng sẽ khó mà lên top Google. Bởi có khả năng nó sẽ đánh giá meta của bạn “hời hợt”, thiếu chất lượng.
Thẻ meta cho bài viết chuẩn SEO nên nằm trong khoảng 120-160 ký tự. Và trong từng ấy ký tự, bạn nên tận dụng tối đa không gian được phân bổ nhằm tóm tắt nội dung bài viết.
Meta descriptions không nhất quán với trang nội dung
Meta description được sử dụng để tóm tắt bài viết trên trang liên kết của chúng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, meta không đề cập đến đúng nội dung bên trong liên kết.
Và nếu xảy ra tình trạng này, bài viết của bạn sẽ không được đánh giá cao. Đồng thời, nó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến việc index, lập chỉ mục và xếp hạng nội dung trên công cụ tìm kiếm của website doanh nghiệp.
Thiếu từ khóa liên quan
Trong meta description, từ khóa chính bắt buộc phải xuất hiện. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ theo hướng biến meta thành tiêu đề mở rộng. Tức là, bạn có thể thử nghĩ xem, nếu có thể viết tiêu đề dài hơn cho bài viết chuẩn SEO, bạn sẽ thêm vào nó những từ khóa nào?
Hãy thử kết hợp các từ khóa liên quan và đưa chúng vào meta description. Như vậy, meta của bạn có thể tránh được lỗi không liên quan về nội dung. Từ khóa liên quan cũng giúp website bạn tăng cơ hội được xuất hiện trên bảng xếp hạng Google nữa đó!
Trùng lặp thẻ mô tả
Thông thường, thẻ meta chỉ trùng lặp khi người viết bài quá lười biếng và đi copy từ một bài viết khác mà thôi. Và tất nhiên, nó gây hại cực kỳ cho website của bạn trong việc được xếp hạng trên công cụ tìm kiếm.
Một số doanh nghiệp sử dụng plugin để tạo meta tự động. Tuy nhiên, đôi khi, chúng không đủ sức hấp dẫn nên bị các công cụ tìm kiếm tự động bỏ qua. Một số plugin có đưa ra giải pháp cho vấn đề này, và doanh nghiệp hoàn toàn có thể tham khảo để chọn cách phù hợp.
Nhồi nhét từ khóa
Nhồi nhét từ khóa là tình trạng thường thấy khi xây dựng website chuẩn SEO. Và đối với thẻ meta, mọi thứ cũng không có gì quá khác biệt.
Nếu bạn có thể kết hợp từ khóa chính và từ khóa phụ vào meta một cách tự nhiên, điều đó thật sự rất tuyệt vời và sẽ được công cụ tìm kiếm đánh giá cao. Ngược lại, việc nhồi nhét từ khóa một cách gượng ép có thể sẽ khiến bạn bị tụt hạng trên SERPs.
Phần meta descriptions không hấp dẫn
Bên cạnh vai trò mô tả cho nội dung bên trong liên kết, meta description còn được sử dụng như một công cụ thu hút người đọc nhấp vào liên kết đính kèm.
Nếu meta của bạn quá nhàm chán, người đọc chắc chắn sẽ lướt qua. Vì thế, hãy viết meta thật hấp dẫn, độc đáo, và cho người dùng cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về bài viết của bạn!
Bị thiếu CTA
Sau khi mô tả nội dung, ngữ cảnh website mà vẫn còn dư ký tự, bạn hãy tận dụng nó để thêm vào CTA. Đặc biệt các CTA mang tính kêu gọi mạnh mẽ, có liên quan đến ưu đãi hoặc chương trình khuyến mãi sẽ thu hút tỉ lệ nhấp cao hơn từ người dùng.
Một bài viết chuẩn SEO chứa CTA trong meta description sẽ có tỉ lệ nhấp cao hơn so với một bài viết có meta không chứa CTA. Vậy thì, tại sao lại không tận dụng meta để cải thiện tỉ lệ nhấp chuột vào website của bạn chứ?
Hi vọng thông qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ được tầm quan trọng của meta description trong một bài viết chuẩn SEO, đồng thời tránh được các lỗi không đáng có khi viết bài cho website doanh nghiệp. Đừng quên truy cập website CHILI thường xuyên để cập nhật những tin tức mới nhất về thiết kế và xây dựng website nhé!