Tìm được một “khoảng trống” trên thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ giúp các startup thương mại điện tử sớm trở nên nổi bật hơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Một thống kê gần đây cho biết trên thế giới hiện có đến gần 24 triệu trang web thương mại điện tử. Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam năm 2019 cũng thể hiện sự phát triển vượt bậc của hình thức kinh doanh này với tốc độ tăng trưởng đạt 30%.
Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức lớn không chỉ cho các doanh nghiệp bán lẻ kì cựu mà cả các startup mới thành hình. Tuy nhiên nếu muốn khởi nghiệp bằng thương mại điện tử, bạn vẫn có thể thành công nếu đón đầu được nhu cầu của khách hàng.
Vậy làm thế nào để startup định vị được bản thân trên thị trường? Hãy “note” lại ngay 6 chiến lược giúp các startup thương mại điện tử trở nên nổi bật giữa hàng ngàn đối thủ cạnh tranh sau đây!
Sáng tạo nội dung thu hút
Những nội dung hữu ích và sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất để thu hút sự quan tâm của người dùng từ đó gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, nhất là đối với các startup thương mại điện tử.
Vậy bạn nên cung cấp những nội dung nào cho khách hàng?
- Trang giới thiệu: Hãy cung cấp cho khách hàng cái nhìn tổng quan nhất về startup tại trang thiết kế landing page. Tất cả mọi thứ về mục tiêu chiến lược, tầm nhìn, sứ mệnh,… sẽ xây dựng lòng tin về doanh nghiệp nơi họ.
- Nội dung hữu ích: Bài viết chia sẻ mẹo, các tips chỉ dẫn sử dụng đúng cách,… sẽ đưa đến cho bạn một lượng người truy cập lớn.
- Nội dung do người dùng tạo ra (UGC – User Generated Content): Nội dung do người dùng tạo ra như: feedback, chia sẻ, đánh giá,… có nhiều sức thuyết phục người dùng hơn cả những quảng cáo sáng tạo thông thường. Vì vậy, hãy tập trung đưa các nội dung hấp dẫn này đến với khách hàng.
Tập trung vào trải nghiệm khách hàng
Trải nghiệm khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến việc khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường. Theo đó, mỗi bước trong quy trình trải nghiệm đều có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người dùng.
Vì vậy để cải thiện chất lượng của dịch vụ hậu mãi, startup thương mại điện tử nên áp dụng các chương trình ưu đãi dành riêng cho khách hàng thân thiết, hoặc chính sách giảm giá đặc biệt cho những đơn hàng từ một mức giá nào đó trở lên. Điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy họ được quan tâm và khẳng định sự khác biệt của doanh nghiệp trên thị trường.
Mặt khác, bạn cũng nên tập trung vào những micro – moment, tức khoảnh khắc người dùng quyết định mua sắm. Theo đó, dịch vụ quảng cáo có trả phí (PPC) của các trang tìm kiếm sẽ rất hữu ích nhất nếu chiến dịch marketing của bạn thay đổi theo dịp hoặc theo mùa.
Xây dựng niềm tin khách hàng
Lòng tin là một trong những động lực nền tảng để khách hàng quyết định có chọn sản phẩm của một thương hiệu nào đó hay không. Vậy nếu là một doanh nghiệp mới, bạn phải bắt đầu xây dựng uy tín của mình từ đâu?
- Hãy hợp tác với các thương hiệu lớn hơn trong cùng ngành hoặc mời những KOLs nổi tiếng đồng hành trong chiến dịch marketing. Các “fan” của họ sẽ trở thành người dùng tiềm năng của bạn.
- Hãy chú ý đến trải nghiệm khách hàng và chất lượng dịch vụ để tăng điểm uy tín cho trang thương mại điện tử của mình.
- Quảng cáo trung thực và các dịch vụ hậu mãi tốt sẽ mang đến cho bạn một lượng lớn khách hàng trung thành.
Cung cấp nhiều tùy chọn thanh toán
Tùy chọn thanh toán đa dạng cũng là một cách để các startup thương mại điện tử tăng cường tỷ lệ chuyển đổi. Theo đó, nếu tích hợp được càng nhiều hình thức thanh toán, chẳng hạn như PayPal, Zalo Pay, Google Pay, Apple Pay, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ… khách hàng của bạn sẽ càng dễ dàng để mua sắm hơn, từ đó cải thiện hiệu quả trình trải nghiệm người dùng.
Chính sách hoàn tiền và hoàn trả hấp dẫn
Một thống kê của trang Invesp.com cho thấy, có đến 67% người dùng truy cập vào trang chính sách trả hàng trước khi mua sắm và 92% sẽ quay lại nếu quá trình hoàn trả dễ dàng. Vì vậy, nếu bạn muốn thu lại lợi tức nhanh chóng và xây dựng hình ảnh tốt trong lòng người dùng, hãy công khai minh bạch chính sách đổi trả và thực hiện nó một cách nghiêm ngặt.
Các tùy chọn chuyển hàng linh hoạt
Chi phí vận chuyển quá cao chính là một trong những nguyên nhân khiến khách hàng quyết định không mua sắm nữa. Luận điểm này đã được chứng minh bởi Baymard.com.
Do đó, nếu quyết định khởi nghiệp với một startup thương mại điện tử, bạn phải cung cấp được cho khách hàng thật nhiều tùy chọn vận chuyển linh hoạt. Hãy miễn phí chi phí vận chuyển cho các đơn hàng giá trị cao, hay những ưu đãi riêng cho đơn đặt hàng ở một mức giá nào đó. Điều này sẽ khuyến khích người dùng mua sắm nhiều hơn để tận dụng lợi ích này.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng dịch vụ của các hãng vận chuyển trong khu vực hoặc dịch vụ giá rẻ để giảm thiểu chi phí.
Thị trường thương mại điện tử luôn tồn tại những sự cạnh tranh khốc liệt và đào thải nhanh chóng. Vì thế, các startup thương mại điện tử sẽ rất khó khăn để có thể khẳng định thương hiệu của mình trước những đối thủ khác. Tuy nhiên, với những chiến lược được chia sẻ trong bài viết này, chúng tôi hy vọng đã phần nào giúp các startup tìm ra giải pháp phát triển kinh doanh cho mình.
Chúc các bạn thành công!