PR viết tắt của từ tiếng anh là Public Relations được hiểu là “quan hệ công chúng”. Nó cũng được xem là kênh truyền thông của hệ thống Marketing nhưng không đề cao mục đích bán hàng mà chú tâm vào việc xây dựng hình ảnh, tạo dựng quan hệ và mở rộng thị trường. Nhưng với doanh nghiệp nhỏ có cần thiết phải thuê dịch vụ PR từ bên ngoài trong khi bạn hoàn toàn có thể tự làm tất cả những điều đó?
Tôi phải bắt đầu từ đâu để PR cho thương hiệu?
1. Kể về câu chuyện thương hiệu của chính bạn
Đừng ngần ngại khi nói lên câu chuyện của chính mình. Quá trình phấn đấu để làm nên một thương hiệu dù nhỏ bé. Những khó khăn, những buồn vui, những trải nghiệm… cứ nên kể với sự chân thành, bộc bạch nhất. Dùng sự liên tưởng để coi công ty như một người bạn cùng lớn, cùng vui, cùng phấn đấu để người nghe thấy được một bức tranh đẹp từ những con người thực tế, giản dị nhưng rất gần gũi.
Nếu bạn thuê dịch vụ PR từ bên ngoài, nhiều khả năng họ dùng “văn” để tả và thiếu đi tính cảm xúc, sự chân thực. Câu chuyện của bạn sẽ trở lên xa lạ và lạc lõng với chính mình.
2. Bắt kịp xu hướng của thị trường
Internet luôn được xem là thế giới của tri thức, hãy tận dụng nó để tìm hiểu và khám phá mọi thứ xung quanh. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng tìm ra các vấn đề liên quan đến thị trường ngành của doanh nhiệp.
Ví dụ: Đối thủ của bạn là ai? Những influencer đứng đầu trong ngành? Xu hướng sử dụng hiện nay?… Google có thể giúp bạn trả lời những câu hỏi đó trong thời gian ngắn nhất có thể.
Sự hiểu biết sâu rộng về chính ngành liên quan sẽ giúp bạn vượt qua những khúc mắc, khó khăn một cách dễ dàng. Đó là tiền đề cho bạn nắm chắc cơ hội ngay khi nó “xuất đầu lộ diện”.
3. Kết nối với những người có tầm ảnh hưởng cao
Khá nhiều người không thích việc “thấy người sang, bắt quàng làm họ” vì họ ngại bị nghĩ là dựa hơi. Nhưng điều này lại rất cần thiết trong việc gây dựng tầm ảnh hưởng của riêng mình.
Trên thực tế, có rất nhiều doanh nhiệp không gây được ấn tượng với những sản phậm họ đang cung cấp nhưng họ lại có mối quan hệ với nhiều influencer cả trong và ngoài nước. Nhờ vậy tiếng nói của họ cũng được tăng với số bậc đáng kể. Trong khi những doanh nghiệp chất lượng cứ mãi loay hoay tìm chỗ đứng trên thị trường bão hòa nguồn cung cấp.
Do đó, không nhất thiết bạn thân thiết một cách quá mức với influencer mà chỉ cần tạo lập một danh sách những blog, website mà những influencer hàng đầu đang viết bài và ghi nhớ những gì họ viết. Sau đó, tìm ra nơi bạn có thể bình luận và tương tác với họ, dù là qua bài viết blog hay chat trên Twitter.
Xem thêm: Bí quyết viết bài PR khéo léo và hấp dẫn
4. Kiểm tra mọi thứ trước khi ra mắt
Công đoạn này giúp bạn khẳng định “mọi thứ đều ổn và nằm trong vòng kiểm soát”. Vì chỉ cần một câu nói hoặc phản hồi tiêu cực từ khách hàng cũng có thể “giết chết” doanh nghiệp nhỏ của bạn gây dựng bấy lâu. Nhưng ngược lại, sản phẩm tốt hay dịch vụ chất lượng cao sẽ nhận đánh giá tốt hơn từ công chúng và ghi nhận những comment để rút ra kinh nghiệm cho những lần ra mắt sau.
5. Giữ vững lập trường
Sẽ có nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến dịch vụ, sản phẩm bạn cung cấp nhưng hãy xem nó nhưng một bài học và giữ vững quan điểm khách quan của mình. Thêm vào đó bạn cần đảm bảo thứ mình có thể đóng góp đến ngành, cho dù đó là thông tin dưới dạng bài viết, sản phẩm hay dịch vụ.
Điều này khá quan trọng tạo nên tiếng nói của một doanh nghiệp nhỏ giữa hàng trăm ý kiến đóng góp vẫn có thể là trái chiều.
6. Luôn sáng tạo
Nếu bạn bảo thủ với một mô tuýp hoạt động duy nhất thì sản phẩm, dịch vụ của bạn sẽ khó lòng giữ vững vị trí ban đầu trong lòng người sử dụng. Đổi mới không có nghĩa bạn tự làm mất đi giá trị đặc sắc ban đầu mình gây dựng mà chỉ như chút “gia vị” cho hệ thống PR của bạn thêm ấn tượng mà thôi.