Cùng tìm hiểu 11 vị trí chiến lược quan trọng trên website giúp doanh nghiệp đạt mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả.
Trên website doanh nghiệp, có những vị trí thể hiện sự hiệu quả với từng mục tiêu nhất định như: quảng bá sản phẩm, dịch vụ hoặc các ưu đãi khác. Một trong những vị trí này có thể rất có giá trị với bạn và việc của bạn là tối đa hóa hiệu quả của nó.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn 11 vị trí chiến lược trên một website. Có thể, bạn sẽ không muốn sử dụng các vị trí này cùng một lúc, tuy nhiên, việc khai thác thông tin về chúng giúp bạn tìm ra những đầu mục phù hợp với khách hàng mục tiêu của mình và trình bày bố cục website một cách chính xác hơn.
Trang chủ
Vì sao trang chủ website lại đóng vai trò quan trọng trong chiến lược? Vì chúng được truy cập bởi rất nhiều người dùng, trong rất nhiều khoảng thời gian khác nhau. Nếu lưu lượng khách hàng của bạn biết đến website qua một tìm kiếm trên Google, họ có thể được dẫn đến những bài đăng blog cụ thể trước khi truy cập vào trang chủ.
Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng, phần lớn khách hàng thích nhấp vào những đường dẫn trên trang chủ để tìm hiểu thêm thông tin. Có hai dạng trình bày trang chủ thường gặp. Trang chủ điển hình thường thấy sẽ trình bày những thông tin mới nhất, những bài đăng nổi bật nhất hoặc những ưu đãi hot nhất. Trong khi dạng còn lại là trang chủ tĩnh, sẽ không thay đổi mỗi khi bạn xuất bản bài đăng mới.
Phần nội dung hiển thị đầu tiên trên trang
Đây là một vị trí vàng thường được khai thác cho các nhà quảng cáo. Tất nhiên, nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ của riêng mình để bán, bạn có thể tạo quảng cáo nội bộ để dẫn khách truy cập đến trang đích hoặc sử dụng một chú thích đơn giản nhằm thu hút sự chú ý và đưa họ đến một số địa chỉ cụ thể trên trang web của bạn.
Nội dung
Mặc dù phần trên cùng của khu vực nội dung website là vị trí đắc địa, những phần còn lại cũng có khả năng khai thác cho mục đích quảng cáo. Tuy vậy, phần nội dung quảng cáo cần phải được làm nổi bật. Bạn có thể sử dụng một số thủ thuật như: in đậm hoặc in nghiêng văn bản, đặt màu nền để tô sáng văn bản, thêm một số mã CSS để đặt văn bản vào một hộp màu nền hoặc khu vực đường viền.
Vị trí ngay bên dưới các bài viết
Những người đọc toàn bộ bài đăng của bạn hoặc ít nhất là quét cho đến cuối, sẽ rất quan tâm đến nội dung trên trang web của bạn và những gì mà bạn cung cấp. Đây có thể là cơ hội tuyệt vời của bạn để cung cấp cho khách hàng một số đề xuất hoặc liên kết đến trang quảng bá sản phẩm và dịch vụ.
Tiêu đề trang
Tiêu đề trang thường là vị trí được khai thác bởi các blog quảng cáo bao gồm quảng cáo biểu ngữ vì đây là một trong những khu vực có hiệu suất cao. Nếu bạn không kiếm tiền từ việc quảng cáo thông qua website bán hàng, bạn hoàn toàn có thể khai thác tiêu đề để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Phía trên và phía dưới của màn hình hiển thị
Đây là vị trí chắc chắn sẽ được nhận diện mỗi khi khách truy cập tham quan website của bạn. Thông thường, tại đây sẽ gắn những đầu mục website, thông tin doanh nghiệp hoặc yêu cầu người dùng nhập liên hệ để được tư vấn chuẩn xác hơn.
Trang Giới thiệu
Trang Giới thiệu là một trong những trang được truy cập thường xuyên nhất trên website. Những người truy cập trang giới thiệu của bạn mong muốn có thể tìm hiểu thêm về bạn, doanh nghiệp của bạn, vì vậy họ quan tâm đến những thông tin mà bạn cung cấp trên đó.
Một trong những lỗi phổ biến nhất với các trang giới thiệu là chỉ cung cấp một số thông tin tiểu sử nhàm chán mà không yêu cầu khách truy cập thực hiện bất kỳ hành động nào. Nếu bạn có sản phẩm hoặc dịch vụ để quảng bá, bạn có thể sử dụng không gian này cho các mục đích đó thay vì biểu mẫu optin email. Bất kể bạn sử dụng phương pháp nào, trang Giới thiệu là bất động sản có giá trị cần được tối đa hóa.
Trang “Cảm ơn”
Thông thường, các website chỉ đơn thuần hiển thị một trang cảm ơn nhàm chán sau khi khách hàng thực hiện một số hoạt động trên trang: đăng ký tài khoản, cung cấp gmail, tham gia khảo sát,… Doanh nghiệp không biết rằng, đây là một cơ hội vàng để quảng bá và thực hiện ưu đãi trong thời gian giới hạn.
Trang xác nhận
Theo thống kê, trung bình khách hàng thấy những tin nhắn nhắc lại của bạn từ 6 đến 7 lần trước khi thực hiện mua hàng. Những tin nhắn ưu đãi hoặc dịch vụ hiển thị nhiều lần trên các trang có thể giúp bạn rút ngắn quãng đường này, kích thích khách hàng thực hiện chuyển đổi. Một dạng trang xác nhận đặc biệt là xác nhận sau khi mua. Khi đó bạn có thể đề xuất một vài lựa chọn đi kèm với sản phẩm để upsell, làm tăng đáng kể doanh thu và lợi nhuận.
Trang hiển thị sau khi tải thành công
Thay vì chỉ bắt đầu tải xuống, bạn có thể chuyển hướng khách truy cập đến một trang cụ thể sau khi họ nhấp vào liên kết tải xuống trên website. Nếu tải xuống miễn phí của bạn có liên quan đến các sản phẩm mà bạn bán hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, đây có thể là một cơ hội để cung cấp thông tin cho khách hàng.
Thanh điều hướng
Bạn có toàn quyền kiểm soát các liên kết điều hướng trong website của mình. Vì vậy, nếu một trang hay một địa chỉ cụ thể đóng vai trò quan trọng, hãy gắn liên kết đó ở những vị trí thích hợp, thậm chí là nhiều vị trí khác nhau tạo nên một menu điều hướng để khách hàng có thể dễ dàng nhấp vào và tìm hiểu.
Quản trị một trang website thành công đòi hỏi bạn phải tận dụng tối đa các cơ hội mà bạn có. Hy vọng bạn sẽ có thể sử dụng 11 vị trí chiến lược này một cách hiệu quả để thực hiện những mục tiêu của mình.
Tham khảo thêm: 3 chiến lược cần thực hiện khi website của bạn không thành công như kỳ vọng
Nguồn: Vandelaydesign.com