Để đảm bảo chất lượng kết quả tìm kiếm, mỗi năm Google tung ra hàng nghìn bản cập nhật khác nhau và mới đây nhất là Google Algorithm Updates 2022 với nhiều thay đổi. Ở bản cập nhật mới này, người dùng có thể tối ưu hóa website để tăng trải nghiệm người dùng qua Core Web Vitals. Đây là tập hợp chỉ số đo lường trải nghiệm người dùng bao gồm LCP, FID, CLS.
Bài viết liên quan:
- Nội dung chuẩn SEO cho website có còn hiệu quả?
- Hướng dẫn kiểm tra kích thước website để tối ưu SEO
- 10 Công cụ tốt nhất để kiểm tra chỉ số SEO website doanh nghiệp
Tối ưu LCP
Giảm thiểu JavaScript
Để loại bỏ JavaScript không cần thiết ra khỏi tuyến hiển thị quan trọng bằng cách thêm thuộc tính ‘async’ hoặc thuộc tính defer ’vào các phần tử HTML tập lệnh gọi tài nguyên JavaScript. Như vậy tốc độ tải trang sẽ được cải thiện rõ rệt.
Cải thiện thời gian phản hồi của máy chủ
Trình duyệt càng khó nhận nội dung từ máy chủ thì càng mất nhiều thời gian để hiển thị mọi thứ trên màn hình. Chính vì thế việc tối ưu hóa website thông qua máy chủ sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng, cụ thể hơn là tốc độ tải trang.
Cách làm khá đơn giản như sau:
Tối ưu hóa máy chủ: Để làm được điều này bạn hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu và cung cấp máy chủ để tối ưu hoá thời gian trình duyệt nhận dữ liệu.
Sử dụng CDN: CDN là viết tắt của Mạng phân phối nội dung. Đây là một mạng lưới các máy chủ được đặt trên toàn cầu. Mục đích chính của họ là lưu trữ và phân phối các bản sao nội dung tĩnh của trang web WordPress như hình ảnh, CSS, JS và các luồng video một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vì vậy kỹ thuật tối ưu hóa website này cũng giúp cải thiện tốc độ hiển thị nội dung hiệu quả.
Bật bộ nhớ đệm: Bạn nên đặt chế độ tự động xoá bộ nhớ cache định kỳ theo tuần hoặc tháng để đảm bảo dung lượng không bị đầy hoặc quá tải. Kỹ thuật này sẽ giúp tối ưu tốc độ tải trang đáng kể.
Cải thiện thời gian tải tài nguyên
Tài nguyên ở đây có thể hiểu là hình ảnh, văn bản, video được sử dụng trên website. Nếu chúng có dung lượng lớn, định dạng phức tạp thì quá trình tải sẽ vô cùng mất thời gian.
Để tối ưu hóa website qua tối giản tài nguyên bạn nên sử dụng hình ảnh có định dạng phù hợp như JPEG 2000, JPEG XR hoặc WebP. Thậm chí nén xuống dung lượng dưới 100kb nhưng vẫn đảm bảo độ nét phù hợp.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên nén các tệp tài liệu và ưu tiên dạng tài nguyên hiển thị trước như font chữ, định dạng, video, hình ảnh xuất hiện ở vị trí đầu trên trang. Như vậy kể cả khi web gặp sự cố thì vẫn hiển thị đầy đủ cho người dùng.
Tối ưu FID
Chia nhỏ tác vụ dài
Tác vụ dài là những đoạn mã chặn luồng chính trong 50ms tải trang đầu tiên. Chính vì thế việc chia nhỏ các tác vụ này giúp cải thiện FID. Mặc dù TBT không phải là một số liệu trường, nhưng nó rất hữu ích để kiểm tra tiến độ nhằm cải thiện cả Thời gian tương tác (TTI) và FID.
Nếu bạn đang hợp tác với đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc website doanh nghiệp thì có thể họ sẽ sớm đề xuất quy trình tối ưu FID này để tốc độ web nhanh hơn.
Tối ưu hóa Trang tăng tương tác
Bạn có thể sử dụng Google PageSpeed Insights để lọc ra các phần tử trên trang có dung lượng lớn và loại bỏ hoặc tối giản để tối ưu tốc độ tải trang. Không những thế, các tập lệnh của bên thứ 3 cũng là nguyên nhân gây cản trở tải trang, tạo nên sự trì hoãn giảm tương tác khi người dùng truy cập.
Nếu bạn đang hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ tối ưu website uy tín thì có thể họ sẽ tư vấn giải quyết vấn đề này một cách nhanh chóng, cải thiện chỉ số FID hiệu quả.
Tối ưu CLS
CLS được hiểu là chỉ số đánh giá mức độ ổn định của 1 trang khi tải, nếu trong quá trình truy cập các phần tử có sự thay đổi thì CLS sẽ ở mức cao và ngược lại.
Một số cách bạn có thể sử dụng để tối ưu CLS như sau:
- Dùng thứ nguyên thuộc tính kích thước cho hình ảnh, video, gif, đồ họa thông tin hoặc bất kỳ phương tiện nào có trên website. Chính vì thế trình duyệt sẽ nắm được chính xác dung lượng của mỗi phần tử và sẽ không thay đổi cho tới khi tải trang hoàn thành.
- Tối ưu hóa website sao cho mỗi phần tử quảng cáo đều có không gian dành riêng giúp trong quá trình tải nội dung không bị xê dịch lên trên hoặc sang một bên.
- Bổ sung phần tử giao diện người dùng mới bên dưới màn hình đầu tiên. Đây là cách giúp nội dung không bị đẩy xuống trong quá trình tải mà có tính ổn định cao hơn.
Trên đây là toàn bộ các cách tối ưu hóa website sao cho đáp ứng yêu cầu của bản cập nhật thuật toán mới của Google 2022. Hãy triển khai ngay để không bỏ lỡ cơ hội tăng trải nghiệm người dùng, tăng thứ hạng SEO.