Trong quá trình thiết kế ý tưởng nội dung website, đôi lúc sẽ có một số content không được khai thác hết. Đôi khi, những người làm nội dung dễ rơi vào tình trạng “bí ý tưởng”, bài viết trở nên khô khan, thiếu sáng tạo. Khi đó, Content Gap là bí quyết giúp khám phá những content tiềm năng, đem lại nhiều lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Phân tích khoảng cách nội dung giúp doanh nghiệp chủ động, sáng tạo hơn, đồng thời cải thiện và nâng cao chất lượng content. Mời bạn cùng Chili tìm hiểu về chiến lược và cách ứng dụng Content Gap qua bài viết sau!
Bài viết liên quan:
- Content không được index và xếp hạng, tham khảo ngay cách sau!
- Những xu hướng nổi bật về chiến lược xây dựng nội dung cho website
- Mô hình 3H là gì và áp dụng thế nào khi xây dựng nội dung của website?
Content Gap là gì?
Content Gap được hiểu là một quy trình cân nhắc, xác định và lựa chọn những content còn thiếu so với đối thủ. Nói cách khác, phân tích Content Gap là tiến hành đánh giá ý tưởng nội dung website hiện có về một chủ đề, sau đó người làm content sẽ nhận ra được những “khoảng trống” trong nội dung để có thể bổ sung và phát triển thêm ý tưởng cho trang web.
Phân tích Content Gap mang lại nhiều lợi ích như:
- Giúp từ khóa và nội dung sáng tạo hơn, thu hút hơn
- Tìm và khai thác triệt để những nội dung có cơ hội phát triển
- Giúp phát hiện và cải thiện những từ khóa có hiệu suất chưa cao
- Giúp quá trình nghiên cứu từ khóa dễ dàng và hiệu quả
Bên cạnh đó, quá trình phân tích Content Gap còn giúp trang web xác định được xu hướng hiệu suất nội dung, giúp doanh nghiệp tập trung thiết kế nội dung website vào những chủ đề cụ thể. Qua đó, nâng cao uy tín cho website và thu hút được nhiều lượt truy cập hơn.
Vì sao nên phân tích Content Gap?
Đầu tiên, doanh nghiệp nên cân nhắc thực hiện phân tích Content Gap nhằm tận dụng được cơ hội SEO. Trong bối cảnh cạnh tranh vô cùng gắt gao, cần phải đảm bảo các từ khóa của doanh nghiệp phải được xếp hạng cao hơn đối thủ. Phân tích trên sẽ chỉ ra khoảng cách về nội dung cũng như những chủ đề tiềm năng giúp tăng khả năng hiển thị khi tìm kiếm.
Áp dụng chiến lược này thành công, doanh nghiệp sẽ có lợi thế khi biết được thứ hạng từ khóa trong khi đối thủ thì không. Ngoài ra, doanh nghiệp còn biết được từ khóa nào có thứ hạng kém, nhờ vậy có thể dễ dàng quản lý nội dung trang web và đề ra được chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn.
Thứ hai, phân tích Content Gap giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả hơn với các khách hàng tiềm năng. Cần lưu ý rằng, dù sử dụng chiến lược tiếp thị nào đi nữa, mục tiêu cuối cùng vẫn là tạo được nội dung đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tiềm năng.
Trên thực tế, doanh nghiệp sẽ đánh mất khách hàng của mình vào tay đối thủ nếu không cung cấp đầy đủ thông tin và thỏa mãn được mọi nhu cầu. Phân tích Content Gap giúp doanh nghiệp thu hẹp khoảng cách về ý tưởng nội dung website, không tạo ra cơ hội cho đối thủ cạnh tranh và đảm bảo khách hàng tiềm năng luôn ở lại trang web lâu hơn.
Quy trình phân tích Content Gap
Hãy đảm bảo rằng, để tiến hành kế hoạch phân tích, cần phải vạch ra những đầu mục quan trọng, cụ thể như sau:
Kiểm toán đầy đủ về nội dung
Chiến lược này sẽ giúp các doanh nghiệp đo lường hiệu suất của từng phần nội dung ở hiện tại bằng công cụ Gap Analytics. Sau khi nhận được kết quả kiểm tra, doanh nghiệp có thể xác định những content có hiệu suất thấp, dẫn đến lượng truy cập từ khách hàng không cao. Từ đó, có thể lọc ra keyword chính của các URL và triển khai giải pháp để tối ưu SEO.
Xác định chủ đề hiệu suất cao
Sử dụng công cụ Google Search Console sẽ giúp bạn tìm ra những topic có lượt hiển thị cao trên website và các traffic được Google xác định. Qua đó, giúp bạn đánh bại các đối thủ cạnh tranh và đưa ra nhiều ý tưởng mới để biên tập nội dung website đạt hiệu quả.
Phân tích đối thủ cạnh tranh
Để xây dựng chiến thuật đánh bại các đối thủ đang dẫn đầu top xếp hạng, bạn có thể sử dụng công cụ SEMRush hay Ahrefs để phân tích content của họ. Sau khi xem xét điểm vượt trội của đối thủ về traffic và ranking, hãy tiến hành chọn lọc những từ khóa tiềm năng có khả năng xếp hạng tốt trong tương lai, mang lại giá trị cho doanh nghiệp bạn.
Khám phá cơ hội phát triển các loại content tiềm năng
Vấn đề tiếp theo, phải làm sao để xây dựng chiến lược content hiệu quả trên nền tảng từ các keyword tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo mô hình tổ chức content hiệu quả – Topic Cluster, để nâng cao chất lượng content SEO trong thời gian tới.
Cách tìm ý tưởng với Content Gap
Ý tưởng của “đồng nghiệp”
Để nâng cao thứ hạng từ khóa của website, hãy sử dụng công cụ thu thập và tìm kiếm dữ liệu – Ahref. Nhờ vào việc nghiên cứu ý tưởng đồng nghiệp, bạn sẽ tìm ra được nhóm từ khóa đang được nhiều người trong ngành truy cập. Từ đó, bạn có thể lọc để chọn ra những dữ liệu giá trị về độ dài từ khóa và lượng tìm (Volume), để xây dựng ý tưởng tốt nhất cho bài content website.
Nghiên cứu câu hỏi liên quan đến chủ đề
Để website được đánh giá tốt, phải được phủ đầy đủ các ý tưởng nội dung website liên quan về một chủ đề, để đáp ứng nhu cầu đặt ra của doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể áp dụng bí quyết sau để nghiên cứu chiến lược content:
- Ahrefs: giúp tìm ra những câu hỏi thường gặp về một chủ đề nhất định.
- Trang web answerthepublic.com: giúp marketer bóc tách hành vi tìm kiếm, các thành phần và bố cục của bài content.
Phân tích các chỉ số về “độ khó từ khoá”
Phương pháp này còn được biết đến với tên gọi khác là Phantom Keywords. Đây chính là các thức để nghiên cứu các từ khóa, dựa trên độ khó của chúng. Khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nào đó nhiều lần, thì không gia tăng độ khó của từ khóa. Chỉ khi việc tối ưu SEO được nhiều người thực hiện, độ khó của từ khóa sẽ bắt đầu tăng.
Chili tin rằng, qua bài viết trên, ý tưởng nội dung website không còn là điều mà doanh nghiệp trăn trở, khi đã bỏ túi được chiến thuật Content Gap. Từ đó, sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn mới mẻ và sáng tạo hơn, để tối ưu hóa chất lượng content website. Nếu bạn đang tìm kiếm đơn vị hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Chili để được tư vấn!