Hiện nay, website là một trong những đối tượng thường xuyên bị tin tặc tấn công trên không gian mạng. Không chỉ gây thất thoát dữ liệu, việc hacker xâm nhập vào hệ thống còn làm ảnh hưởng đến thứ hạng web, hoạt động kinh doanh và uy tín thương hiệu.
Bảo mật cho website là công tác quan trọng, đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Cùng Chili tìm hiểu về các vấn đề bảo mật web trong bài viết sau đây.
Xem thêm:
- 4 Cách bảo mật đám mây doanh nghiệp cần học hỏi
- Top 17 plugin bảo mật website WordPress tốt nhất (Phần 1)
- Top 17 plugin bảo mật website WordPress tốt nhất (Phần 2)
Cập nhật phần mềm và plugin
Hàng ngày, có vô số website bị tấn công do phần mềm lỗi thời. Do đó, cập nhật phần mềm và plugin thường xuyên chính là giải pháp cần thiết để chống lại sự xâm nhập của hacker. Bên cạnh chức năng bảo mật cho website WordPress, phiên bản cập nhật còn đi kèm với các tính năng mới, sửa lỗi cũ, cải thiện chất lượng code và tăng tốc độ tải trang. Với WordPress, hệ thống sẽ tự động kiểm tra và hiển thị thông báo đến người dùng khi có phần mềm, theme và bản cập nhật mới.
Thêm HTTPS và chứng chỉ SSL
SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn của công nghệ bảo mật, dẫn truyền thông tin mã hóa giữa website và trình duyệt. Dữ liệu sẽ được mã hóa tại chỗ trước khi truyền đi, chỉ có người nhận được chỉ định mới có thể giải mã. HTTPS (Hypertext Transfer Protocol Secure) là giao thức HTTP được tích hợp thêm chứng chỉ SSL nhằm tăng tính bảo mật cho thông điệp chuyển giao.
Với HTTPS, người dùng có thể hoàn toàn yên tâm về khả năng bảo mật. Thông tin được chuyển giao luôn trong trạng thái nguyên vẹn, không bị can thiệp, chỉnh sửa hay sai sót so với dữ liệu đầu vào. Ngoài ra, HTTPS còn là một trong những tiêu chí để xếp hạng website. Thực tế cho thấy, những trang web sử dụng giao thức này thường được Google ưu tiên hơn trong kết quả tìm kiếm.
Đặt mật khẩu thông minh
Đặt mật khẩu cũng là một bước quan trọng trong quy trình bảo mật cho website. Tin tặc có thể dễ dàng xâm nhập vào hệ thống quản trị website nếu mật khẩu quá ngắn hoặc dễ đoán. Mật khẩu mạnh là tập hợp của các chữ cái, con số, ký tự đặc biệt, xen kẽ giữa chữ hoa và chữ thường.
Đồng thời, chúng phải luôn được lưu trữ dưới dạng mã hóa, ưu tiên sử dụng thuật toán băm một chiều SHA. Trong trường hợp bị xâm nhập, mật khẩu đã băm có thể hạn chế tối đa thiệt hại vì chúng rất khó để giải mã. Ngoài ra, bạn cũng nên thay đổi mật khẩu thường xuyên và tránh dùng chung password với các tài khoản cá nhân khác.
Dùng máy chủ web bảo mật
Hosting có vai trò như địa chỉ nhà, nếu sử dụng hosting có khả năng bảo mật tốt thì website sẽ được trang bị thêm một lớp bảo vệ an toàn.
Do đó, khi lựa chọn máy chủ web, bạn cần quan tâm đến các vấn đề sau đây:
- Có được tích hợp SFTP không?
- Có bị vô hiệu hóa khi Unknown User sử dụng FTP không?
- Có được hỗ trợ Rootkit Scanner không?
- Có cung cấp dịch vụ file backup không?
- Chế độ bảo mật có được nâng cấp thường xuyên hay không?
Ghi lại quyền truy cập và quyền quản trị
Ghi lại quyền truy cập và quyền quản trị là những cách bảo mật cho website cực kỳ hiệu quả. Bởi trên thực tế, rất nhiều trang web bị xâm nhập do sự bất cẩn của con người. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên giới hạn số lượng người dùng và thời gian truy cập vào website. Đồng thời, người truy cập cũng phải bảo mật thông tin đăng nhập, tránh chia sẻ tài khoản với người khác.
Thay đổi các cài đặt mặc định CMS
Phần lớn các cuộc tấn công mạng hiện nay đều được tự động hóa. Thông qua chương trình được lập trình sẵn, hacker sẽ xác định được các website có cài đặt mặc định. Vì thế, sau khi chọn CMS, bạn nên điều chỉnh ngay các cài đặt sẵn có, thiết lập tính năng kiểm soát người dùng, quyền cấp phép file, khả năng hiển thị và nhận xét.
Sao lưu trang web
Sao lưu dữ liệu là giải pháp giúp hạn chế rủi ro do website bị sập, bị virus xâm nhập hoặc dùng để khôi phục về phiên bản web trước đó. Các vấn đề cần lưu ý khi backup trang web là:
- Không lưu trữ các bản backup trên cùng một server với website.
- Lưu bản backup trên thiết bị off – site như máy tính cá nhân, ổ cứng hoặc cloud.
- Tự động hóa quá trình sao lưu, lên lịch để website tự động backup.
Tìm hiểu các tệp cấu hình máy chủ
Web server là loại máy chủ dung lượng lớn, chứa toàn bộ dữ liệu, nằm quyền quản lý và được cài đặt để phục vụ ứng dụng web. Web server có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo mật cho website, nó có thể lấy thông tin request từ trình duyệt để gửi phản hồi đến máy khách thông qua HTTP hoặc những giao thức khác.
Vì vậy, để nâng cao khả năng bảo mật, bạn phải nắm rõ các tệp cấu hình máy chủ để kịp thời xử lý khi có sự cố phát sinh. Thông tin web server thường được lưu trữ trong thư mục web gốc.
Sử dụng tường lửa ứng dụng web
Cùng với SSL, tường lửa ứng dụng web (WAF) là giải pháp mang đến sự an toàn cho website. Tường lửa có chức năng phân tích tự động, liệt kê các lỗ hổng có khả năng bị xâm nhập. Đồng thời, nó còn là công cụ chống code độc và sự tấn công của virus, hacker. Với WAF, dữ liệu web sẽ được đồng bộ hóa và truyền lên đám mây hệ thống, tránh cho thông tin bị lộ ra bên ngoài.
Siết chặt an ninh mạng
Hacker có thể theo dõi, đánh cắp dữ liệu và xâm nhập vào website thông qua những tài khoản bảo mật kém. Để đảm bảo an toàn cho web, bạn nên siết chặt an ninh mạng bằng các biện pháp đơn giản sau:
- Khuyến khích user thay đổi mật khẩu 3 tháng/lần.
- Yêu cầu user đăng nhập lại sau một thời gian không hoạt động.
- Quét phần mềm malware cho tất cả các thiết bị kết nối vào mạng.
Bảo mật cho website là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất trong quá trình vận hành web. Hãy xây dựng cho trang web của mình một hệ thống bảo mật an toàn và vững chắc để hạn chế các rủi ro không đáng có. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chăm sóc, bảo mật web có thể liên hệ với Chili để được tư vấn và hỗ trợ.