Khi chuẩn bị xây dựng một website cho thương hiệu riêng của mình, thông thường doanh nghiệp sẽ đối mặt với một vấn đề gây đau đầu là cần chuẩn bị những nội dung gì cho website? Và các trang khác nhau trong website như trang chủ, trang giới thiệu, trang sản phẩm, dịch vụ,… cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau khi tạo nội dung.
Do đó, việc chuẩn bị và viết các trang nội dung của website là không hề đơn giản. Vì thế doanh nghiệp có thể xem thêm nhiều cách xây dựng nội dung từ nhiều nguồn khác nhau. Và dưới đây là một số gợi ý mà doanh nghiệp có thể tham khảo!
Bài viết liên quan:
- Những xu hướng nổi bật về chiến lược xây dựng nội dung cho website
- 6 Bước xác định nội dung website hữu ích thu hút khách hàng
- Chiến lược xây dựng website năm 2022 có gì đặc biệt?
Trang chủ
Với vai trò như trang bìa của sách, trang chủ sẽ có nhiệm vụ giới thiệu tổng quát về doanh nghiệp một cách thu hút và bắt mắt. Cụ thể, trang thường chứa các hình ảnh, tiêu đề và logo được in đậm, nội dung cơ bản của một website cần trình bày ngắn gọn, các sản phẩm và dịch vụ chính được làm nổi bật và có thể thêm nút kêu gọi hành động.
Nhiệm vụ của trang chủ là để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng khách hàng, để họ biết đến thương hiệu của bạn, biết bạn cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì. Do đó, hãy trưng trổ một cách khéo léo và khoa học những thông tin cốt lõi và đắt giá nhất của thương hiệu tại vị trí này.
Trang giới thiệu
Nếu như trang chủ đã trình bày tổng quát nội dung chính thì trang giới thiệu sẽ có vai trò giúp người đọc hiểu hơn về doanh nghiệp, đặc biệt là về tầm nhìn, sứ mệnh cũng như những giá trị mà doanh nghiệp xây dựng, theo đuổi không ngừng. Nội dung của website được trình bày ở trang giới thiệu thường sẽ chia sẻ về lĩnh vực chuyên môn, lịch sử doanh nghiệp, đội ngũ sáng lập và đội ngũ nhân viên của doanh nghiệp.
Đừng xem nhẹ việc đầu tư nội dung cho trang này vì khách hàng thường đưa ra quyết định với những thông tin/đơn vị mà họ cảm thấy thật sự tin tưởng.
Trang sản phẩm/dịch vụ
Đây được xem là nội dung quan trọng nhất của trang web nên đòi hỏi quá trình biên tập nội dung website giới thiệu sản phẩm và dịch vụ phải thật chi tiết. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể chia sẻ thêm kinh nghiệm để khách hàng có thể tham khảo và dựa theo để phát triển, từ đó thương hiệu và sản phẩm gắn trên website cũng sẽ được phát triển theo.
Tùy theo lĩnh vực kinh doanh cũng như tính cách thương hiệu mà cách xây dựng nội dung sản phẩm/dịch vụ cũng có sự khác biệt. Vì thế, cần dựa trên những yếu tố cốt lõi nhất của thương hiệu để cung cấp thông tin sản phẩm/dịch vụ phù hợp.
Người dùng cũng có xu hướng tra cứu thông tin sản phẩm một cách chi tiết. Vì thế, hãy đầu tư bài bản cho nội dung sản phẩm/dịch vụ. Một khi sản phẩm/dịch vụ giải quyết được vấn đề của khách hàng, tạo được sự hứng thú để khách hàng tìm hiểu, doanh nghiệp sẽ dễ dàng đạt được các mục tiêu kinh doanh.
Trang tin tức (blog)
Trang tin tức là nơi doanh nghiệp mang nội dung của website kết nối với khách hàng thông qua việc cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị từ các bài blog. Và cần mất một khoảng thời gian để trang blog trở nên đầy đủ hơn. Thông thường, một số nội dung mà doanh nghiệp có thể khai thác để viết cho blog của mình như:
- Phỏng vấn: Bài phỏng vấn một chuyên gia trong lĩnh vực của doanh nghiệp;
- Chuỗi bài viết: Bao gồm những bài viết nói về một chủ đề cụ thể, điều này có thể thu hút người đọc theo dõi các bài viết liên quan trước đó hoặc tiếp theo sau;
- Trả lời một câu hỏi: Một ý tưởng nội dung website độc đáo cho trang blog của doanh nghiệp là những bài viết trả lời các câu hỏi thường gặp liên quan đến ngàn;
- Bài viết liên quan: Những thông tin về các nhóm ngành liên quan đến lĩnh vực hiện tại của doanh nghiệp cũng có thể khai thác và trình bày trên blog.
Trang liên hệ/FAQ
Với mục đích giúp khách hàng dễ dàng liên lạc với doanh nghiệp, một nội dung của website cần có là thông tin liên hệ như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, bản đồ Google Maps,… Ngoài ra, một số câu hỏi thường gặp FAQ cũng nên được thêm vào để khách hàng có thể tham khảo thêm.
Portfolio (nếu có)
Nếu như doanh nghiệp đã sưu tập được những thành tựu nhất định thì có thể thêm vào ở phần Portfolio để tăng thêm uy tín với khách hàng. Ở phần này, tùy theo lĩnh vực doanh nghiệp hoạt động mà có thể có hoặc không.
Trên đây là toàn tập một số cách xây dựng cho từng trang nội dung của website mà doanh nghiệp có thể tham khảo. Hoặc để tiết kiệm thời gian và công sức, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tìm đến các nhà thiết kế website uy tín như Chili để hợp tác và đảm bảo sở hữu trang web chất lượng và uy tín nhất.