Dù cho sử dụng ứng dụng hay website, chúng ta vẫn luôn tương tác với các thiết kế giao diện người dùng mỗi ngày. Các giao diện này liên tục được đổi mới, trực quan hơn và hiệu quả hơn cho quá trình trải nghiệm của người dùng trên website. Trong bài viết này, Chili chủ yếu chia sẻ đến bạn các loại giao diện người dùng (UI) đồ họa, giao diện người dùng vật lý và mô hình kết hợp.
Bài viết liên quan:
- Sự thật về những xu hướng thiết kế website hàng đầu nửa đầu năm 2021
- 5 Bước đơn giản để xây dựng website nhà hàng nhằm đẩy mạnh doanh số
Touch UI (giao diện người dùng cảm ứng)
Màn hình cảm ứng đã trở thành một điều quen thuộc đối với tất cả chúng ta, nó thay thế cho các nút điều chỉnh khi truy cập website trên thiết bị di động. Đặc biệt, giao diện người dùng cảm ứng đã được ứng dụng rất nhiều trong thiết kế thiết bị y tế hiện đại.
Đơn cử có thể kể đến việc thiết kế giao diện người dùng thiết bị y tế, chúng yêu cầu độ chính xác và hoàn thiện cao. Trong các tình huống y tế nghiêm trọng, các bác sĩ và y tá cần nhìn vào màn hình và nhanh chóng nhận biết được những thứ đang xảy ra dựa trên màu sắc. Trong trường hợp này, giao diện hiển thị phải rõ ràng, sắc nét, đặc biệt phải truyền tải được thông tin bằng các màu sắc để có thể nhận ra các vấn đề của bệnh nhân và phản ứng nhanh chóng.
Giao diện người dùng 2D và 3D
Giao diện 3D giúp bổ sung các ngữ cảnh và chi tiết mà giao diện 2D không thể thực hiện được. Chẳng hạn, trên một website của showroom bán xe hơi, giao diện 3D có khả năng cho người dùng nắm bắt được hình dạng và đặc trưng của từng chi tiết của chiếc xe, giúp người dùng dễ dàng đưa ra lựa chọn.
Hoặc đối với ngành y tế, giao diện 3D có thể được sử dụng trong các cuộc phẫu thuật tim mạch để xem được hình ảnh bên trong một cách rõ ràng. Ngoài ra, công nghệ 3D còn hỗ trợ bác sĩ phát hiện ra các nguy hiểm tiềm ẩn với giao diện người dùng trực quan.
Voice UI (Giao diện người dùng bằng giọng nói)
“Hey Siri” đã trở thành một cụm từ quen thuộc gần như đối với tất cả người dùng, dù cho họ có sử dụng iphone hay không. Đó chính là giao diện giọng nói. Giao diện này cho phép người dùng tương tác với sản phẩm thông qua lời nói, và chúng đang trở thành một trong những loại giao diện tiện ích được nhiều người ưa chuộng trên thế giới.
Thông thường, giao diện giọng nói chính là kết quả thực sự của kết hợp giữa UX và UI – bởi không chỉ đẹp, chúng còn cần phải hiểu được những gì người dùng nói, rồi chuyển lời nói ấy thành hành động cụ thể. Từ đó, chúng giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website.
Thực tế tăng cường và Thực tế ảo
Công nghệ thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR) đang phát triển nhanh chóng và có khả năng trở thành xu hướng phát triển chủ đạo, nhất là các ứng dụng trong môi trường giáo dục, y tế. AR và VR thường được đi kèm với nhau, tuy nhiên chúng hoàn toàn không phải là một. AR là những gì bạn nhìn thấy trong cuộc sống thực với thông tin đồ họa bổ sung, trong khi đó VR tạo ra một thế giới ảo, thay thế hoàn toàn những gì có thật trong ‘thực tế thật’ của chúng ta.
Trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là giải phẫu, công nghệ AR/VR sẽ khiến mọi thứ không chỉ trở nên trực quan hơn, mà còn tối ưu UX. Bên cạnh đó, chúng (AR/VR) cũng là những công nghệ đặc biệt có giá trị đối với các website hiển thị trưng bày ô tô, xe tải, SUV hoặc xe địa hình.
Focus-based UI (tạm dịch: Giao diện người dùng dựa trên tiêu điểm)
Đối với thiết kế giao diện người dùng dựa trên tiêu điểm, doanh nghiệp phải đảm bảo được các yếu tố như:’
- Con trỏ cần đủ lớn để nhìn thấy mà không cần nheo mắt, đồng thời có màu tương phản so với nền
- Con trỏ cần được kết hợp với cảm ứng, để người dùng có thể sử dụng ngón tay của họ và di chuyển dễ dàng
Haptics và Ultrahaptics
Haptics là công nghệ tạo ra trải nghiệm mà người dùng có thể cảm nhận được. Chúng cung cấp cho người dùng một cảm giác thành công hoặc thất bại rõ ràng khi tương tác, chẳng hạn như rung lắc mạnh hoặc âm thanh vo ve khi nhập sai mật khẩu.
Đối với ultrahaptics, nó cho phép người dùng tương tác với các vật thể trong không khí bằng các sóng siêu âm phản xạ, tạo cho người dùng ảo giác rằng họ đang thực sự cảm nhận được các vật thể giữa không trung, cũng như đang tương tác với một vật thể trên giao diện website.
Mô hình Hybrid
Cuối cùng là mô hình hybrid – mô hình giao diện kết hợp nhiều phương thức và tương tác khác nhau. Chẳng hạn như, voice UI chỉ có thể hoạt động tốt khi ở môi trường ít tiếng ồn, yên tĩnh; ngược lại touch UI lại có thể thuận tiện hơn trong những không gian công cộng. Sự kết hợp những mô hình này để phù hợp theo từng điều kiện thực tế khiến cho hybrid trở thành một mô hình nổi trội.
Trong tương lai, sự thay đổi và phát triển của thiết kế giao diện người dùng trở nên vô cùng thú vị. Không chỉ được áp dụng vào website, những cải tiến này còn được ứng dụng để tạo ra một số cải tiến nhất định trong các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày, biến chúng trở nên thông minh hơn.