WordPress là một hệ thống quản lý nội dung (CMS) được dùng để xây dựng và xử lý website. Và trong một website, dữ liệu là yếu tố quan trọng nhất. Việc backup website WordPress có thể giúp bạn dễ dàng khôi phục dữ liệu khi website xảy ra lỗi hoặc một phần dữ liệu nào đó bị mất. Bài viết dưới đây của CHILI giới thiệu đến bạn phương pháp sao lưu dữ liệu website miễn phí lên Google Drive.
Bài viết liên quan:
Tại sao lại chọn Google Drive làm nơi backup dữ liệu website WordPress?
Có nhiều nền tảng để backup dữ liệu, trong số đó, Google Drive được lựa chọn khá nhiều. Công cụ này cung cấp đến 15GB dung lượng lưu trữ miễn phí cho mọi tài khoản. Hơn nữa, Google Drive cũng dễ dùng, dễ truy cập, phổ biến và có tính bảo mật cao hơn nhiều so với các công cụ khác.
2 Phương pháp backup website miễn phí lên Google Drive
Việc sao lưu tập tin, hình ảnh,… vào Google đã trở nên rất đơn giản. Và sao lưu website vào trong Google Drive cũng không có gì quá khác biệt. Cùng tìm hiểu 2 phương pháp sao lưu dữ liệu dưới đây nhé!
Phương pháp thủ công
Thông qua cPanel, bạn có thể hoàn toàn sao lưu dữ liệu lên Google Drive theo phương pháp thủ công. Các bước thực hiện cũng rất đơn giản như sau:
- Bước 1: mở cPanel và đăng nhập
- Bước 2: kéo đến phần Tệp (Files) -> chọn Trình hướng dẫn sao lưu (Backup Wizard). Vị trí của những phần này có thể khác nhau tùy vào phiên bản cPanel bạn sử dụng, cũng như phiên bản được cung cấp bởi dịch vụ lưu trữ.
- Bước 3: Trong giao diện Sao lưu/Khôi phục (backup/restore) -> chọn Sao lưu (backup)
- Bước 4: Chọn sao lưu toàn diện hoặc sao lưu 1 phần website. Khi website bị lỗi, bạn có thể sử dụng bản sao lưu 1 phần để khôi phục lỗi đó.
- Bước 5:Có thể khôi phục bản sao lưu bằng cách chọn Khôi phục (restore) thay vì sao lưu (backup) ở bước 3. Sau khi chọn “Khôi phục”, bạn có thể chọn tệp cần khôi phục, tải nó lên và nhấn “OK”.
Sao lưu thông qua Plugin
Sao lưu thông qua plugin là phương pháp được sử dụng phổ biến hơn so với phương pháp thủ công. Với plugin, bạn có thể sao lưu tự động dữ liệu website lên đám mây. Và trong bài viết này, Chili sẽ hướng dẫn bạn cách cài đặt backup website tự động, miễn phí vào Google Drive thông qua plugin UpdraftPlus.
Quy trình thực hiện sao lưu cũng khá đơn giản, bạn có thể tham khảo các bước dưới đây:
- Bước 1:cài đặt plugin UpdraftPlus cho website WordPress của bạn.
- Bước 2: Tùy chỉnh cài đặt của plugin UpdraftPlus theo nhu cầu.
- Bước 3: Chọn Google Drive làm kho lưu trữ từ xa (remote storage) của UpdraftPlus.
- Bước 4: Hoàn tất quá trình tích hợp (plugin vào WordPress), sau đó lưu các thay đổi.
- Bước 5:Cho phép UpdraftPlus truy cập vào tài khoản Google Drive của bạn khi có cửa sổ pop-up nhảy lên.
- Bước 6:Chọn “Hoàn tất thiết lập”. Vậy là bạn sao lưu trực tiếp dữ liệu từ website lên Google Drive thành công rồi đấy!
Đề xuất một số plugin hỗ trợ backup website
Ngoài UpdraftPlus ra thì còn một số plugin khác có thể hỗ trợ bạn backup dữ liệu sang Google Drive. Nếu bạn đã thử với UpdraftPlus nhưng vẫn chưa thấy hài lòng hoặc thấy nó khá khó sử dụng, vậy thì bạn có thể tham khảo các plugin sau đây:
- Backup Buddy:một trong những plugin sao lưu WordPress nâng cao phổ biến nhất. Backup Buddy cũng đồng thời hỗ trợ bạn sao lưu tự động và đặt lịch sao lưu cho website của mình. Ngoài ra, plugin này đi kèm với dịch vụ đám mây Stash Live, cho phép bạn thực hiện sao lưu theo thời gian thực.
- BoldGrid: được thiết kế nhằm giúp bạn dễ dàng tạo bản backup website, khôi phục website sau khi xảy ra sự cố, và bạn cũng có thể sử dụng plugin này để di chuyển website khi chuyển đổi máy chủ.
- BackWPup: đây là một phần mềm miễn phí để sao lưu dữ liệu website WordPress. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng plugin này để tạo bản sao lưu miễn phí và lưu trữ chúng trên các đám mây, email hoặc thậm chí là máy tính. Tuy nhiên, đối với plugin này, nếu bạn muốn sao lưu trực tiếp lên Google Drive, bạn phải nâng cấp lên phiên bản pro.
Vậy là, giờ đây bạn đã có thể dễ dàng backup website của doanh nghiệp mình lên Google Drive mà không hề tốn bất cứ chi phí nào. Google Drive là nền tảng an toàn, tiện lợi và dễ sử dụng nhất. Tuy nhiên, nếu bạn không quen thuộc với nền tảng đám mây này, bạn có thể tìm hiểu các plugin ở phía cuối bài để backup dữ liệu lên các nền tảng đám mây khác phù hợp hơn.