Bạn đã bao giờ gặp phải trường hợp khách hủy đơn hàng khi đã đến bước thanh toán chưa? Nếu câu trả lời là có, thì đã đến lúc bạn tối ưu hóa website và làm đẹp giao diện bán hàng nhằm tối ưu trải nghiệm khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Hãy cùng CHILI tìm hiểu những bước cực đơn giản để gia tăng lượt đặt chỗ trên website đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch thông qua bài viết sau đây!
Bài viết liên quan:
- 8 Yếu tố mà bất cứ website doanh nghiệp nào cũng nên có
- Check ngay: Trang web của bạn đã bị Google đưa vào URL Blocklisting?
Tạo công cụ tìm kiếm thông minh và đơn giản
Đầu tiên, hãy tạo một công cụ tìm kiếm đơn giản nhưng đủ thông minh trên giao diện bán hàng của website để thực hiện được tất cả yêu cầu tìm kiếm của khách hàng. Đây là một trong những yếu tố quan trọng của một website, đặc biệt là website ngành du lịch.
Thông thường, khách sẽ truy cập website của bạn từ nhiều kênh khác nhau. Đó có thể là từ công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, hoặc từ giới thiệu của một blogger, người quen, bạn bè,… Và khi họ muốn đưa ra lựa chọn dựa trên các tìm kiếm thông tin về địa điểm, ngày tháng, công cụ tìm kiếm tối ưu sẽ khiến khách hàng tiết kiệm được khá nhiều thời gian.
Trang kết quả của công cụ tìm kiếm thông thường sẽ đưa ra thông tin về khách sạn, chuyến bay, điểm đến,… Đương nhiên, đây là những thông tin cần thiết. Tuy vậy, khách hàng sẽ gặp phải khó khăn khi chọn lựa một trong số rất nhiều kết quả trả về. Và đây là lúc mà doanh nghiệp có thể giúp đỡ khách hàng, tạo ấn tượng tốt với họ. Một số điểm có thể tham khảo gồm:
Về điểm đến/điểm đi
Trong thời đại mà mọi thứ đều được thực hiện chỉ bằng “một cú click”, thì khách hàng sẽ có yêu cầu cao hơn với các dịch vụ, đặc biệt là tính “ngay tức thì”. Và việc phải tốn thời gian suy nghĩ, lựa chọn không chỉ khiến khách hàng đau đầu, mà họ còn không có thiện cảm quá tốt với trải nghiệm trên giao diện bán hàng của website doanh nghiệp.
Giải pháp đưa ra có thể là cung cấp các gói du lịch tích hợp bao gồm cả vé máy bay, khách sạn, một số hoạt động nghỉ dưỡng, giải trí,… Các gói du lịch này nếu được sắp xếp hợp lý và được đăng tải cùng hình ảnh đẹp, hấp dẫn chắc chắn sẽ khiến khách hàng cảm thấy thoải mái hơn. Họ có thể tiết kiệm thời gian, công sức, còn doanh nghiệp của bạn lại có thêm một đơn hàng, mà hơn cả – là môi liên kết và quan hệ tin tưởng của họ đối với bạn đã được hình thành.
Giá cả
Giá cả là một trong những tiêu chí quan trọng khi cân nhắc các lựa chọn cho chuyến du lịch. Nhưng nếu website của doanh nghiệp bạn chỉ đơn giản là đặt giá của dịch vụ lên, mà không có sự so sánh hay phân biệt rõ ràng về giá, về khuyến mãi,… Nó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng trên website.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp bạn có thể thử A/B testing về việc sắp xếp thứ tự dịch vụ tương đồng với giá cả và đo lường theo hành vi khách hàng. Sau đó dựa vào kết quả để quyết định giao diện bán hàng cho website doanh nghiệp
Giảm giá
Gần như là một phần với mục giá cả, thế nhưng cách thể hiện và quảng cáo giảm giá cũng khác biệt và có thể tạo ra nhiều hiệu ứng bất ngờ.
Chẳng hạn, khi doanh nghiệp bạn đang thực hiện chương trình giảm giá cho một dịch vụ, việc chỉ thể hiện phần trăm chiết khấu sẽ không tạo ra “kỳ tích” như việc để cả hai giá (chưa giảm và đã giảm) cùng lúc. Khách hàng có thể so sánh 2 giá này nhanh hơn, và nó cũng mang tính hấp dẫn cao hơn để thúc đẩy họ đưa ra lựa chọn.
Đánh giá/nhận xét
Một điều không thể thiếu cho bất cứ website doanh nghiệp nào, đó chính là những lời khen, những đánh giá của khách hàng cũ dành cho bạn. Nó giúp tăng độ tin cậy của dịch vụ cung cấp, đồng thời có khả năng thuyết phục khách hàng cao hơn nhiều so với những lời quảng cáo hoa mỹ mà bạn tự nêu ra.
Đồng thời, một trong những cách khá hay để thu hút sự chú ý của khách hàng và thúc đẩy hành vi mua hàng chính là tạo ra tính cấp bách và khan hiếm. Một số website thường đặt đồng hồ đếm ngược cho thời khuyến mãi của mình, một số website lại đặt đếm ngược cho số lượng vé hoặc lượt khuyến mãi còn lại,…
Thân thiện với smartphone
Bên cạnh công cụ tìm kiếm, điều thứ hai mà doanh nghiệp cần quan tâm khi xây dựng và chăm sóc website chính là tính thân thiện với điện thoại di động (mobile-friendly). Doanh nghiệp có thể xây dựng hẳn một app để cung cấp dịch vụ du lịch tương tự với giao diện của sàn thương mại điện tử. Hoặc, đơn giản là chỉ sử dụng app. Thế nhưng, chúng đều phải mobile-friendly.
Hiện nay, lượng người mua hàng qua điện thoại di động chiếm hơn một nửa tổng khách hàng toàn cầu (53%). Ngoài ra, khảo sát được thực hiện bởi Criteo đã cho thấy, các khách sạn nhận được hơn 70% lượt đặt phòng thông qua thiết bị di động vào phút cuối.
Do vậy, việc đầu tư vào thiết kế website đáp ứng tính mobile-friendly hoặc app di động, đồng thời đảm bảo rằng nó sở hữu đầy đủ tính năng của website trên laptop. Đồng thời, doanh nghiệp cũng có thể tích hợp thêm các tính năng thông minh của thiết bị di động như GPS, nhấp để gọi,… để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Thể hiện các USP (ưu thế bán hàng)
Hãy tận dụng tối đa các USP của doanh nghiệp bạn so với đối thủ và thể hiện chúng ngay trên trang chủ của website. Chúng có khả năng trở thành yếu tố chính thuyết phục khách mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ khi truy cập vào website doanh nghiệp.
Cung cấp các đề xuất cá nhân hóa
Ở thời điểm hiện tại, cá nhân hóa đã trở thành một từ khóa mà không nhà kinh doanh nào không biết. Và nó cũng không là ngoại lệ đối với ngành du lịch. Bất kể khách truy cập vào website của bạn lần đầu hay lần hai, lần ba, họ đều mong muốn được trải nghiệm một dịch vụ được cá nhân hóa. Nếu không, khả năng họ rời đi sẽ rất cao.
Email marketing cũng là một hình thức cá nhân hóa tuyệt vời. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý về ngôn từ sử dụng sao cho gần gũi, thân thiện. Đồng thời, các nội dung được gửi đến khách hàng cũng nên dựa vào những gì mà họ quan tâm trong suốt quá trình mua sắm.
Riêng đối với website cung cấp dịch vụ du lịch, doanh nghiệp có thể thực hiện lựa chọn cá nhân hóa đối với các tiện ích như wifi miễn phí, phục vụ đồ ăn sáng, có xe trung chuyển,… Những đề xuất cá nhân hóa như vậy sẽ khiến khách hàng dễ đưa ra lựa chọn hơn.
Như vậy, thông qua bài viết trên đây, CHILI đã giới thiệu đến bạn những gợi ý để giúp tối ưu hóa giao diện bán hàng trên website cung cấp dịch vụ du lịch. Tất nhiên, bên cạnh các bước này, doanh nghiệp còn cần tối ưu website theo các tiêu chí SEO, thân thiện người dùng, tối ưu hành trình khách hàng,…
Nếu bạn quá bận rộn trong việc điều hành doanh nghiệp để có thể tự mình học thêm và điều chỉnh website, bạn có thể sử dụng dịch vụ thuê ngoài. Liên hệ ngay với CHILI để được tư vấn tận tình và lựa chọn được dịch vụ phù hợp cho website du lịch của doanh nghiệp mình nhé!