Theo báo cáo của Google, từ năm 2018 đã có 27% người dùng internet trên toàn cầu sử dụng công cụ tìm kiếm bằng giọng nói để truy vấn trên thiết bị di động. Thậm chí, con số này còn tăng trưởng mạnh mẽ hơn vào 2020 với khoảng 30 – 50% lượt tìm kiếm được thực hiện thông qua các công cụ này (dự đoán của Gartner và ComScore).
Vì vậy, SEO trên công cụ truy vấn bằng giọng nói là xu thế tất yếu để tối ưu website.
Xem thêm:
- 12 Bước xây dựng content website thu hút khách hàng hiệu quả nhất
- 7 Mẹo thu hút khách hàng tiềm năng hiệu quả cho website bán hàng
Truy vấn bằng giọng nói – tương lai của công cụ tìm kiếm
Voice Search cho phép người dùng thực hiện tìm kiếm trên Internet bằng cách nhập trực tiếp các câu hỏi, từ khóa tìm kiếm bằng giọng nói ngay trên khung search của các công cụ tìm kiếm thay vì phải nhập văn bản bằng tay như truyền thống.
Nhờ công nghệ này, quá trình truy vấn thông tin trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn, kể cả với những người dùng lớn tuổi người không có nhiều kinh nghiệm sử dụng các thiết bị công nghệ hoặc người tàn tật.
Nhờ sự tiện lợi, tìm kiếm bằng giọng nói là một trong những công nghệ phát triển nhanh nhất và được dự đoán sẽ bùng nổ trong tương lai gần. Để theo kịp xu hướng này, các công cụ tìm kiếm cũng được cải tiến để trở nên thông minh hơn, có thể lý giải và đưa ra các thông tin phù hợp.
Cụ thể, Google có thể tự động giải thích các tân ngữ “nó”, “cô ta”,… dựa trên thông tin thu thập được từ các câu hỏi trước đó của bạn, ví dụ: “Donald Trump là ai?” – “Ông ta thẳng cử tổng thống khi nào?”. Google có thể tự giải thích được từ “ông ta” trong ngữ cảnh này chính là “Donald Trump” và đưa ra kết quả chính xác về năm ông ta thắng cử.
Và thậm chí, các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói còn có thể chỉnh sửa lỗi chính tả khi bạn phát âm để cho ra các kết quả tìm kiếm chính xác nhất. Công nghệ truy vấn bằng giọng nói và những cải tiến của công cụ tìm kiếm đã hiện đại đã nâng trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.
SEO trong thời đại công cụ truy vấn bằng giọng nói là xu hướng
Tìm kiếm bằng giọng nói là xu hướng phát triển tất yếu trong tương lai. Đặc biệt sau khi dịch Covid-19 bùng nổ trên toàn cầu, ngày càng có nhiều người dùng chuyển sang tìm kiếm bằng giọng nói.
Hiểu tệp khách hàng và các thiết bị, công cụ Voice Search
Để tối ưu website với công cụ tìm kiếm bằng giọng nói, trước tiên bạn cần tìm hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu của mình là ai và họ mong muốn điều gì. Dựa vào nghiên cứu người dùng và real time data, bạn có thể biết được các khách hàng khác nhau tìm kiếm như thế nào cũng như các thiết bị hỗ trợ mà họ yêu thích.
Tập trung vào Conversational Keywords
Từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng để làm SEO, kể cả trên các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói. Tuy nhiên, những từ khóa này khác với xu hướng keyword khác mà bạn từng biết. Theo đó, khi tìm kiếm với công cụ tìm kiếm bằng giọng nói, người dùng thường nhập các từ khóa đuôi dài như thói quen khi trò chuyện.
Vì vậy, để đảm bảo thông tin khách hàng cần tìm được chính xác nhất và gia tăng thứ hạng cho website, bạn nên tập trung vào các từ khóa này. Trên thực tế, một thống kế từ Google Analytic cũng cho thấy các từ khóa đuôi dài đang chiếm đến 70% tổng số lượt tìm kiếm trên website.
Persona-Based Contents
Hãy quản lý các nội dung của bạn một cách ngắn gọn, đảm bảo rằng thông tin đưa ra giải quyết được vấn đề của từ khoá và ngữ cảnh dễ hiểu. Để nội dung đáp ứng được các tiêu chí trên, bạn nên:
- Trả lời đầy đủ, giải đáp tận gốc các câu hỏi phổ biến
- Trả lời đơn giản, ngắn gọn, đúng trọng tâm
- Xây dựng nội dung phong phú, hấp dẫn
Đơn giản hơn, hãy áp dụng cách sau: đặt tiêu đề là một câu hỏi (theo cách mà mà người dùng sẽ nói với công cụ tìm kiếm) và cung cấp một định nghĩa, câu trả lời,… rõ ràng, ngắn gọn cho nó. Những phần nội dung về sau có thể dành để giải thích thêm về các thông tin chi tiết thuộc chủ đề đó cho người dùng.
Bắt đầu với FAQs
Khi tìm kiếm bằng giọng nói, người dùng thường có xu hướng hỏi những câu hỏi với 5W 1H (What – When – Where – Why – We – How) vì muốn có được thông tin một cách nhanh và chính xác nhất. Để tăng thứ hạng web, bạn có thể đặt tiêu đề bắt đầu với các từ này và trả lời một cách rõ ràng, ngắn gọn nhất cho họ.
Đây cũng là một trong những cách tăng cường trải nghiệm người dùng hiệu quả nhất với các công cụ tìm kiếm bằng giọng nói.
Sự phát triển của công cụ tìm kiếm bằng giọng nói trong tương lai sẽ càng lớn mạnh hơn nữa, bỏ qua cơ hội này sẽ khiến doanh nghiệp bạn bị bỏ lại phía sau trong sự phát triển của thế giới công nghệ. Vì vậy, hãy tối ưu website cho công cụ tìm kiếm bằng giọng nói ngay từ bây giờ.
Hoặc nếu bạn chưa có kinh nghiệm, hãy liên hệ với CHILI để trang web được tối ưu một cách hiệu quả nhất!