Việc ra mắt thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, hoạch định chiến lược rõ ràng. Việc doanh nghiệp xác định phương hướng ngay khi thương hiệu hình thành sẽ là lợi thế lớn. Bởi đó là yếu tố quan trọng quyết định thương hiệu có tồn tại lâu dài hay không, và định hướng xây dựng thương hiệu đi đến đích.
Vậy doanh nghiệp cần lưu ý những tiêu chí nào khi muốn ra mắt thương hiệu mới? Bài viết sẽ đưa ra những lưu ý quan trọng để bạn có thể tham khảo và có thể áp dụng nếu phù hợp tình hình thực tế của doanh nghiệp của mình.
Nghiên cứu thị trường và hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
“Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng’’, khi muốn thâm nhập vào thị trường, ra mắt thương hiệu mới thì việc nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để nắm các đặc điểm của thị trường như nhu cầu của khách hàng; xác định đối thủ cạnh tranh, các yếu tố về kinh tế, xã hội, văn hoá, dự đoán được các xu hướng biến động của thị trường,…
Đặc biệt doanh nghiệp cần xác định đối thủ cạnh tranh hiện tại và tiềm ẩn, các điểm mạnh, yếu và chiến lược hiện tại của đối thủ,… để doanh nghiệp có thể kịp thời đề ra, chỉnh sửa các chiến lược của doanh nghiệp mình. Từ đó doanh nghiệp có thể xác định các cơ hội cũng như thách thức từ thị trường. Thông qua đó đề ra các chiến lược xây dựng thương hiệu, lựa chọn thị trường mục tiêu, thực hiện các hoạt động marketing phù hợp,…
Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng được chân dung khách hàng mục tiêu, để biết chính doanh nghiệp bạn đang hướng đến ai, họ có những đặc điểm gì. Việc định vị thương hiệu đúng đối tượng khách hàng vô cùng cần thiết, họ là những người sẽ sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp, quyết định doanh nghiệp có tồn tại hay không.
Khách hàng mục tiêu chính là những người thực sự mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Có những hình thức phân khúc khách hàng phổ biến như: phân khúc theo địa lý, theo nhân chủng học, phân khúc theo tâm lý, hành vi mua hàng,… Việc xác định đúng khách hàng mục tiêu còn giúp doanh nghiệp xây dựng kênh truyền thông, marketing đa kênh hiệu quả, giúp việc ra mắt thương hiệu mới dễ dàng hơn.
Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu đặc trưng
Hệ thống nhận diện của một thương hiệu sẽ in sâu trong tâm trí khách hàng, giúp họ dễ nhận ra doanh nghiệp, tạo sự khác biệt, thể hiện đặc thù doanh nghiệp. Đồng thời chúng còn tác động đến nhận thức, tạo cảm giác về tính chuyên nghiệp của thương hiệu đối với khách hàng. Bộ nhận diện thương hiệu gồm tất cả các loại hình,cách thức thương hiệu tiếp cận với khách hàng như thiết kế logo công ty, nhạc hiệu, slogan, bao bì, nhãn mác, mẫu quảng cáo trên Media; các loại ấn phẩm văn phòng; hệ thống phân phối, các hình thức PR, sự kiện,…
Đặc biệt, logo thật sự là một “mảnh ghép quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, bên cạnh cái tên thì logo chính là yếu tố quan trọng giúp “định dạng” doanh nghiệp. Việc sử dụng đồng bộ các phương tiện truyền thông, quảng cáo sẽ giúp doanh nghiệp trở nên gần gũi hơn với khách hàng. Khách hàng cũng có thể mua sản phẩm một cách chủ động, tin vào thương hiệu và những giá trị thương hiệu mang đến cho họ hơn.
Xây dựng chiến lược nội dung hoàn hảo
Không phải hiển nhiên mà các chuyên gia đều nói “Content is King”. Brand Voice đồng nhất, hệ thống bài viết, nội dung hữu ích,… sẽ tạo nên một hình ảnh doanh nghiệp “chất”, uy tín à tạo sự ấn tượng, tin tưởng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Chiến lược nội dung là một phần thiết yếu của bất cứ doanh nghiệp nào, đặc biệt khi bạn chuẩn bị ra mắt thương hiệu mới. Khách hàng dần quan tâm hơn đến những giá trị mà doanh nghiệp mang lại.
Trong đó, chiến lược nội dung hoàn hảo cùng chiến lược marketing đúng đắn sẽ mang ý nghĩa quyết định đến khả năng tiếp cận tới khách hàng, đẩy mạnh nhận diện thương hiệu, thu hút khách hàng, cải thiện thứ hạng tìm kiếm, thúc đẩy doanh thu,…
Tham khảo thêm: 9 đặc điểm của Content chất lượng giúp thúc đẩy chuyển đổi và kinh doanh đột phá trong năm 2020
Xây dựng chiến lược Marketing đa kênh
Marketing đa kênh đang dần khẳng định ưu thế và trở thành một xu thế tất yếu trong thời đại số. Marketing đa kênh giúp quá trình mua hàng được nhanh chóng và thuận tiện hơn rất nhiều, là giải pháp tối đa hóa cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nên xây dựng các kế hoạch tiếp thị đa kênh, tận dụng mọi nền tảng như website, mạng xã hội, youtube,… để có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng nhất có thể.
Đặc biệt, khách hàng không chỉ xem quảng cáo mà họ còn tiếp tục lên tìm kiếm thông tin doanh nghiệp bạn trên các công cụ tìm kiếm như Google, chat trên website. Một thiết kế web đẹp, chất lượng cũng tạo ấn tượng tốt với khách hàng, như một địa chỉ thể hiện sự uy tín, cam kết của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần có một website, chạy Google Adwords, làm SEO,… đây là kênh quan trọng cho thương hiệu cũng như bán hàng.
Cần quản lý toàn diện chiến dịch thương hiệu
Bất kỳ chiến dịch nào cũng cần phải được tiến hành và quản lý một cách hiệu quả, chuyên nghiệp nhất có thể. Doanh nghiệp cần quản lý thường xuyên, nghiêm ngặt chiến lược thương hiệu để đảm bảo tính nhất quán, khuyến khích tính trung thành với thương hiệu. Hãy lên một kế hoạch kỹ lưỡng, thực hiện, đo lường, thẩm định, cải thiện các chiến dịch thương hiệu và thống kê phân tích kết quả để rút kinh nghiệm. Việc quản lý tốt chiến dịch thương hiệu sẽ giúp quá trình ra mắt thương hiệu hạn chế rủi ro, điều chỉnh kịp thời các tình huống phát sinh và tận dụng ngay được những cơ hội bất ngờ. Hay đảm bảo tất cả nhân viên của bạn tuân theo các nguyên tắc thương hiệu, mặc đồng phục, hiểu rõ và vận dụng thông điệp công ty.
Những tiêu chí trên là những tiêu chí quan trọng nhất cho mỗi doanh nghiệp khi muốn ra mắt thương hiệu mới. Nắm bắt và vận dụng tốt được những nguyên tắc trên sẽ giúp bạn vận hành, ra mắt doanh nghiệp mình thuận lợi hơn.