Trang đích được tạo ra để hướng đến mục tiêu là quảng cáo và định hướng hành vi mua sắm của khách hàng một cách hiệu quả nhất.
Landing page – trang đích – là một khái niệm quen thuộc trong giới marketer. Nó đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc bán hàng, đem lại nguồn thu thực tế, thu thập data của người dùng tiềm năng và phổ biến tên tuổi của thương hiệu nữa.
Do đó, việc tối ưu hóa thiết kế landing page là tất yếu. Vậy một langding page hiệu quả, chất lượng cần có những yếu tố nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo.
Trang đích (landing page) là gì?
Trang đích hay landing page là một website độc lập, không có sự liên kết sâu sắc với website chính. Do đó, các thiết kế trang đích chỉ hướng đến mục tiêu duy nhất là quảng cáo và định hướng hành vi mua sắm của khách hàng.
Bên cạnh đó, vì không có sự liên kết với website chính nên trang đích cũng sẽ không bao gồm những đường dẫn điều hướng đến các web bán hàng hay chuyên mục trên web chính. Chúng thường được dùng để cụ thể hóa một chiến dịch quảng cáo nhằm kêu gọi người dùng thực hiện các hành vi mà marketer mong muốn.
Landing page tạo ra trải nghiệm gì cho người dùng?
- Thông tin thân thiện
Thông thường, thiết kế trang đích luôn hướng đến sự đơn giản, thân thiện, không khiến người dùng phân tâm bởi các thông tin bên lề – cụ thể là những đường link dẫn. Vì vậy, những thông tin trên landing page phải súc tích, rõ ràng và thân thiện với người dùng; sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, động từ mạnh mẽ, hình ảnh trực quan để hấp dẫn khách hàng.
Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng người dùng có thể truy cập vào landing page của bạn một cách thuận lợi bằng smartphone bởi lẽ, đa phần thiết bị truy cập internet chủ yếu hiện nay là từ những thiết bị này.
Hãy đảm bảo nội dung thiết kế trang đích thật thân thiện với người dùng
- Niềm tin
Trang đích được tạo ra nhằm mục đích kêu gọi người dùng thực hiện các hoạt động mà marketer mong muốn mà đa phần ở đây là mua hàng. Vì vậy, trang đích luôn phải tạo cho người dùng cảm giác bạn đang giúp đỡ họ nhanh chóng được thỏa mãn nhu cầu mua sắm . Nói cách khác, landing page tạo niềm tin cho khách hàng rằng bạn quan tâm đến mục tiêu của họ và sẵn sàng chăm sóc họ một cách tốt nhất.
Dùng trang đích như một phương tiện thể hiện phản hồi tích cực từ xã hội cũng là một cách để chứng thực sự uy tín của thương hiệu. Bằng cách chỉ ra những trải nghiệm tuyệt vời từ người khác, bạn có thể gia tăng và củng cố niềm tin trong lòng khách hàng, để họ cảm thấy an toàn hơn trước khi quyết định hành động.
Bên cạnh đó, trang đích thường được dùng để xây dựng thương hiệu một cách nhất quán xuyên suốt các chiến dịch marketing lẫn định vị thương hiệu. Nhờ vậy, người dùng có nhiều cơ hội để nhận biết và gắn kết với doanh nghiệp của bạn hơn.
Những yếu tố phải có trên trang đích
Bố cục
Một nghiên cứu cho thấy rằng, mỗi khách hàng chỉ dành ra trung bình là 8 giây để quyết định hành động khi truy cập vào một landing page. Vì vậy khi thiết kế landing page, hãy chú ý đến cách dàn bố cục sao cho thật hợp lý và khiến khách hàng cảm thấy thoải mái nhất.
Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như:
- Trang đích này sẽ mang lại giá trị gì cho khách hàng?
- Họ sẽ nhận được ưu đãi nào?
- Tạo form điền thông tin đơn giản và dễ thực hiện nhất…
Từ đây, bạn có thể đưa ra bố cục khiến khách hàng cảm thấy thuận tiện và thân thiện nhất có thể.
Bố cục landing page phải rõ ràng, logic và thể hiện được đặc trưng của thương hiệu
Hình ảnh và video
Thay vì những mô tả cứng nhắc và khô khan, hãy kết hợp trong bài viết các hình ảnh, video minh họa về sản phẩm, dịch vụ. Đây là minh chứng trực quan nhất để khách hàng dễ dàng hình dung chất lượng của sản phẩm, từ đó quyết định có nên mua sắm hay không.
Form thông tin
Các mẫu form thông tin dù đơn giản cũng sẽ giúp bạn thu thập những data giá trị nhất của người truy cập để khảo sát, tìm kiếm và phân nhóm khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, khi thiết kế trang đích, form thông tin luôn phải được định dạng ở mẫu đơn giản nhất vì không phải ai cũng sẵn sàng chia sẻ những thông tin cá nhân riêng tư của họ. Trong trường hợp này, bạn có thể cân nhắc bổ sung chính sách về quyền riêng tư để người dùng cảm thấy an tâm hơn.
Câu Call-to-Action
Mục đích chính của trang đích là kêu gọi hành động. Vì vậy, các câu Call-to-Action nên yêu cầu một cú nhấp chuột hoặc hướng đến một đường dẫn mua hàng. Bạn có thể sử dụng các mẫu câu CTA ngắn gọn nhưng hiệu quả cao như “Mua ngay kẻo lỡ”, “Đặt hàng ngay”, “Tải xuống”, “Tham gia cùng chúng tôi”… hoặc thân thiện như “Cảm ơn quý khách”, “Chia sẻ để lan tỏa”…
Màu sắc
Màu sắc không những có ý nghĩa về mặt thẩm mỹ mà đây còn là yếu tố thiết thực để nâng cao nhận thức thương hiệu của bạn với khách hàng. Vì vậy, hãy làm landing page theo phong cách mà doanh nghiệp đang hướng đến cùng tông màu chủ đạo đặc trưng của bạn.
Thiết kế trang đích luôn phải đảm bảo mục tiêu chính: tăng tỷ lệ chuyển đổi, thu thập data khách hàng. Tuy nhiên muốn làm được điều đó, doanh nghiệp phải tối ưu được landing page sao cho thật chuyên nghiệp và hấp dẫn. Hy vọng những thông tin mà chứng tôi cung cấp phía trên hữu ích cho chiến lược kinh doanh của bạn. Chúc doanh nghiệp thành công!