Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) là thuật ngữ dùng để chỉ phương thức một người tiếp cận, sử dụng và tương tác trên website. Kết quả bài kiểm tra Blink Test chỉ ra rằng người dùng chỉ mất 3 – 5 giây đầu tiên xem lướt thông tin trên website để đánh giá và ra quyết định liệu họ có muốn tiếp tục ở lại trang hay không. Vì vậy, việc nâng cao trải nghiệm và giữ chân người dùng là một vấn đề “nan giải” với đại đa số marketer. Tuy nhiên, chỉ với những phương án tối ưu hóa giao diện website dưới đây, doanh nghiệp có thể vượt qua Blink Test và làm nổi bật thương hiệu.

Trang chủ

tối ưu hóa giao diện website
Trang chủ là yếu tố quan trọng thu hút và giữ chân người dùng

Đầu tư vào thiết kế giao diện trang chủ chưa bao giờ là một vấn đề được xem nhẹ bởi nó đóng vai trò “bộ mặt” quan trọng của website. Tuy nhiên, một trang chủ đầy đủ thông tin với giao diện bắt mắt chỉ mới là điều kiện cần. Để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng và tối ưu hóa thời gian on-site của khách hàng, các marketer cần khai thác tối đa những yếu tố được xem là điều kiện đủ dưới đây.

Câu call-to-action thu hút

Mục đích chính của trang chủ là khuyến khích và điều hướng khách hàng truy cập vào trang danh mục sản phẩm, từ đó, mang lại kết quả chuyển đổi khả quan. Để làm được điều đó, nội dung trang cần bao hàm các câu call-to-action (CTA) hay còn được gọi là lời kêu gọi hành động.

Để sử dụng hiệu quả câu đắt giá này, bạn cần đảm bảo rằng CTA có nội dung rõ ràng, súc tích và được thiết kế thật nổi bật với cam gam màu khơi gợi cảm xúc. Ví dụ, màu đỏ tạo cảm giác năng động, mạnh mẽ, khẩn trương và làm tăng nhịp tim người xem, trong khi màu xanh lá mang lại cảm giác dễ chịu cho thị giác. Ngoài ra, CTA nên được thiết kế như một nút với các khoảng trắng xung quanh và minh họa bởi hình ảnh ấn tượng.

tối ưu hóa giao diện website
Ví dụ về một CTA hiệu quả

Đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi bắt đầu thiết kế website, đặc biệt là trang chủ, doanh nghiệp cần hoạch định rõ đối tượng khách hàng mục tiêu và nhu cầu của từng phân khúc cụ thể. Tiếp theo, bạn cũng cần thấu hiểu thói quen và hành vi tiêu dùng của họ. Khi nắm bắt được bức tranh toàn cảnh về khách hàng của mình, doanh nghiệp mới có nguồn dữ liệu để xây dựng và bố trí nội dung phù hợp.

Ví dụ: Nếu bạn đang kinh doanh các sản phẩm đánh mạnh vào mức giá “mềm”, những thông tin về giá cả sẽ là “nhân vật chính” trên trang chủ website. Ở một góc nhìn khác, nếu các sản phẩm chất lượng cao là trọng tâm của doanh nghiệp, trang chủ sẽ tập trung vào việc khơi gợi cảm xúc, các tính năng và lợi ích nổi bật nhiều hơn.

tối ưu hóa giao diện website
Đối tượng khách hàng được thể hiện rõ ràng qua trang chủ

Thanh tìm kiếm

Việc tối ưu hóa thanh tìm kiếm sẽ giúp ích cho phân luồng truy cập, điều hướng người dùng và khuyến khích họ hành động mua hàng. Quá trình tối ưu có thể bắt đầu từ việc bố trí thanh tìm kiếm trên trang chủ. Theo nghiên cứu về tính khả dụng của website, mắt người dùng sẽ nhìn từ trái sang phải theo quán tính. Do đó, đặt thanh tìm kiếm ở góc trái sẽ mang lại cảm giác bắt mắt và thoáng hơn cho giao diện trang chủ.

Các thông tin hiểu thị trên thanh tìm kiếm phải cung cấp cái nhìn tổng quan cho người dùng. Bên cạnh mức giá, tên sản phẩm và hình ảnh, nút “thêm vào giò hảng” sẽ là một tùy chọn thông minh thúc đẩy việc ra quyết định mua hàng ở người dùng.

tối ưu hóa giao diện website
Thanh tìm kiếm giúp điều hướng người dùng hiệu quả

Bộ lọc tùy chọn

Sau khi tìm kiếm, người dùng sẽ được điều hướng vào trang sản phẩm. Tại đây, các bộ lọc tùy chọn sẽ hiển thị theo mức giá, tính khả dụng, màu sắc, giới tính, kích thước… Tùy theo sản phẩm và nhu cầu của khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp có thể đưa ra hình thức và tiêu chuẩn để lọc và sắp xếp các tùy chọn này.

Tối ưu hóa danh mục sản phẩm

tối ưu hóa giao diện website
Danh mục sản phẩm nên được định dạng theo list

Không chỉ đẩy mạnh thiết kế web chuẩn SEO, trang danh mục sản phẩm còn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng trên website. Vì vậy, bạn cần chú ý những điều sau khi thiết kế trang danh mục.

  • Liệt kê các danh mục sản phẩm theo dạng list hoặc drop-down list để tạo sự kết nối giữa các sản phẩm và tăng tính trực quan.
  • Sử dụng hình ảnh minh họa sản phẩm đẹp và thu hút.
  • Đặt tên sản phẩm cụ thể để người dùng dễ dàng tìm kiếm và tối ưu hóa SEO cho trang.
  • Cập nhật đầy đủ các thông tin tình trạng của sản phẩm (hết hàng/còn hàng).
  • Thêm nút “Xem thêm” để thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng.

Tập trung vào trang đích

tối ưu hóa giao diện website
Landing page là một trang đơn giúp tăng tỉ lệ chuyển đổi

Để tận dụng lợi ích tăng tỉ lệ chuyển đổi của trang đích (Landing page) doanh nghiệp cần đảm bảo khách hàng cảm thấy an toàn và đưa ra quyết định mua hàng. Do đó, trang đích cần bao hàm các bằng chứng xã hội (đánh giá từ khách hàng cũ, KOLs…) để những người dùng truy cập vào trang nhận thấy sản phẩm của bạn là tốt và đáng tin cậy nhất. Ngoài ra, nội dung trên trang nên được bố trí với các tiêu đề và hình ảnh phù hợp với thông điệp thương hiệu.

Tối ưu hóa trang sản phẩm

tối ưu hóa giao diện website
Thêm các review trên trang sản phẩm sẽ tăng xếp hạng cho website

Càng dễ dàng càng tốt là tiêu chí tối ưu hóa trang sản phẩm của website. Bạn có thể tham khảo những cách thức sau đây.

  • Bổ sung xếp hạng và đánh giá.
  • Tạo sự khan hiếm ảo về số lượng sản phẩm sẵn có.
  • Đưa ra nhiều tùy chọn như “thêm vào giỏ hàng”, “thêm vào danh sách yêu thích”…
  • Nhiều hình ảnh sản phẩm.
  • Giảm hoặc miễn phí vận chuyển.
  • Gợi ý sản phẩm liên quan hoặc combo sản phẩm.

Đừng bỏ qua trang thanh toán

tối ưu hóa giao diện website
Các tùy chọn thanh toán thuận tiện sẽ thúc đẩy người dùng mua hàng nhanh chóng

Sau khi khách hàng đã chọn mua sản phẩm, việc điều hướng đến trang thanh toán là vô cùng quan trọng. Để tạo sự minh bạch, bạn nên thiết kế một lộ trình thanh toán để khách hàng nắm bắt được mình đang ở đâu trong quá trình này. Khi bắt đầu thanh toán, nội dung trang cần hiển thị đầy đủ những mục sau.

  • Hình ảnh sản phẩm.
  • Giá cả và chi phí phát sinh, bổ sung.
  • Phương thức thanh toán.
  • Thông tin khách hàng.

Về cơ bản, trải nghiệm người dùng trên một website kinh doanh thông thường không chỉ phụ thuộc vào các tính năng của web, tính khả dụng, chiến lược content mà còn liên quan đến quá trình tối ưu hóa giao diện website. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các marketer nhằm mang đến những thay đổi tích cực cho kết quà SEO và tỳ lệ chuyền đổi.

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ
Yêu cầu gọi lại ngay