Tái thiết kế logo không phải là một công việc dễ dàng và đã có một số thương hiệu nổi tiếng mắc phải sai lầm khi làm việc này. Nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự sáng tạo, lập kế hoạch tỉ mỉ và quy trình thực hiện thật cẩn thận, như vậy mới tăng cơ hội thành công khi thiết lập lại thiết kế logo.
Ebay đã cho thay đổi mẫu logo vào năm 2012
1. Khi nào cần thiết kế lại logo?
Không phải lúc nào cũng cần tái thiết kế logo, chỉ khi doanh nghiệp của bạn rơi vào những trường hợp sau:
- Thay đổi cơ cấu của công ty: hoạt động sáp nhập, chia tách, thâu tóm thường sẽ cần một logo mới để đại diện cho hình ảnh mới.
- Công ty mở rộng hoạt động vượt khỏi nhận diện thương hiệu ban đầu: khi mở rộng lĩnh vực hoạt động của mình như cung cấp sản phẩm/ dịch vụ mới khác hẳn ngành nghề ban đầu, công ty bắt buộc thiết kế lại logo để thông báo cho thị trường về bước phát triển mới của mình.
- Thay đổi hình ảnh của doanh nghiệp: những thương hiệu đã tồn tại lâu năm có thể làm mới logo để phù hợp hơn với tình hình và xu hướng mới của thị trường.
Mẫu logo của Fanta qua các năm
2. Những lưu ý khi tái thiết kế logo
Nếu đã xác định được lúc nào cần thiết để tái thiết kế logo chuyên nghiệp thì bạn cũng cần nắm rõ những điều nên và không nên sau, để tránh rơi vào các tình huống đáng tiếc không mong muốn.
2.1. Những điều nên làm
– Theo đuổi sự đơn giản:
Tính đơn giản giúp mẫu logo được nhận biết dễ dàng và được ghi nhớ tốt hơn. Lưu ý là logo phải dễ nhận ra trên nhiều phương tiện truyền thông từ ấn phẩm in trắng đen hoặc màu, biển quảng cáo cho đến môi trường trực tuyến.
– Mang ý nghĩa thật sự:
Chỉ đơn thuần tạo ra logo như một tác phẩm ấn tượng thôi là chưa đủ vì mỗi logo nên có một câu chuyện ý nghĩa phía sau. Thiết kế logo chuyên nghiệp là phải thể hiện được giá trị mà thương hiệu đó mang đến cho người tiêu dùng và thị trường thông qua sức thuyết phục của câu chuyện.
– Đảm bảo về tính lâu dài:
Xu hướng đến và đi liên tục nên hãy cân nhắc xem mẫu logo sẽ như thế nào trong khoảng 10 – 20 năm. Đừng cố theo đuổi một trào lưu mới có thể làm logo đẹp nhưng bị lỗi thời trong tương lai không xa.
Xu hướng tối giản hóa logo của Nike
2.2. Những điều không nên làm:
– Thay đổi logo khi không cần thiết:
Xem lại phần nội dung về những thời điểm nên thiết kế lại logo coi nó có áp dụng vào trường hợp của công ty không trước khi ra quyết định quan trọng.
– Xa rời hình ảnh thương hiệu:
Khách hàng luôn có suy nghĩ về mối liên hệ của thương hiệu và logo. Sự thay đổi quá khác biệt về logo có thể làm khách hàng nhầm lẫn và không nhận diện được thương hiệu.
– Quên lắng nghe khách hàng:
Tìm hiểu ý kiến của khách hàng như phản ứng của họ ra sao với kiểu chữ, màu sắc, hình ảnh,…. Những cuộc khảo sát trực tuyến đơn giản, tiết kiệm chi phí khá có ích trong trường hợp này.
Năm 2010, Gap cho ra mắt logo mới hiện đại hơn nhưng bị khách hàng phản đối nên phải quay về logo cũ
Thiết kế lại logo đồng nghĩa với việc thiết kế lại một phần hay toàn bộ hình ảnh thương hiệu. Hy vọng với những kiến thức hữu ích trong bài viết đã giúp quý doanh nghiệp hiểu rõ hơn về việc tái thiết kế logo. Nếu cần sự hỗ trợ tư vấn chu đáo hơn, dịch vụ thiết kế logo của CHILI luôn sẵn sàng phục vụ.