“Ngon tới giọt cuối cùng”, “Kim cương là vĩnh cửu”, “Ngọt ngào như vòng tay âu yếm”… Đó là slogan quảng cáo ấn tượng của một số thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Vậy slogan thương hiệu của bạn là gì? Bạn có biết tiêu chí nào để tạo ra một slogan hoàn hảo cho doanh nghiệp hay không?
Trước hết, hãy cũng Chili tìm hiểu slogan là gì, có tác dụng gì trong quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trước khi đến với tiêu chí làm nên một slogan nổi bật, dễ nhớ đến hoàn hảo.
Slogan là gì?
Đó là đoạn văn ngắn diễn tả một lời hứa, một giá trị hay hướng phát triển cho sản phẩm và truyền tải thông điệp mang tính mô tả, thuyết phục về thương hiệu theo cách ngắn gọn, súc tích. Đồng thời, nó có thể giúp khách hàng nhanh chóng hiểu được thương hiệu đó là gì và nó khác biệt với các thương hiệu khác như thế nào.
Tiêu chí tạo ra một slogan hoàn hảo
1. Sự khác biệt
Trong cuộc chiến Marketing của các thương hiệu, sự nhạt nhòa không cho phép sản phẩm, dịch vụ của bạn tồn tại lâu bền trên thị trường cũng như trong lòng người sử dụng. Các hệ thống kinh doanh online bùng nổ kéo theo sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà đầu tư, sản xuất, cung cấp ngay từ bước quảng cáo và liên kết với truyền thông.
Sự khác biệt nhưng ý nghĩa ngay trong slogan của thương hiệu mang hiệu ứng lan tỏa rộng rãi và được nhắc đến nhiều hơn trong mọi “ngóc ngách” của cuộc sống.
Ví dụ: Nhắc đến slogan “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” người ta sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu Prudential (một công ty chuyên về tài chính và bảo hiểm tại Việt Nam). Ý nghĩa sâu rộng của slogan này không chỉ được áp dụng vào vấn đề về kinh tế mà nó còn được sử dụng trong nhiều trường hợp như: Muốn nói lên tình cảm với một ai đó, diễn kịch, tám chuyện… và nó trở nên rất gần gũi trong lòng người sử dụng.
2. Truyền cảm xúc cho khách hàng
Cũng giống như ví dụ ở mục “Sự khác biệt”, những câu slogan khơi gợi được cảm xúc, tạo được liên tưởng tốt sẽ dễ đi vào lòng người. Nhưng một lưu ý là bạn cần tránh những câu có thể gây hiểu lầm, hiểu sai, hoặc hiểu theo nghĩa tiêu cực.
Do đó, muốn khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu qua slogan của mình thì hãy truyền tải cảm xúc qua từng chữ muốn đăng tải. Vì người nghe cũng chính là “phương tiện truyền thông” thực tế nhất mà bạn nên tận dụng.
Xem thêm: 6 lời khuyên giúp bạn quảng cáo trên mạng hiệu quả
3. Dễ dàng tìm kiếm
Theo một nghiên cứu, 1 tháng có khoảng 5000 lượt tìm kiếm với từ khóa slogan là gì, các từ khóa tìm kiếm liên quan có khoảng 10,000 từ xuất hiện. Có thể người dùng không nhớ chính xác tên viết thương hiệu của bạn nhưng qua slogan ấn tượng, nổi tiếng họ dễ dàng tìm kiếm mọi thông tin qua các hệ thống tìm kiếm trên internet.
Chính vì thế, slogan có thể làm tăng nhận thức về thương hiệu bằng cách liên hệ trực tiếp và mạnh mẽ tới các lợi ích khi tiêu dùng sản phẩm. Đồng thời, gợi mở sự kỳ vọng và thúc đẩy động cơ mua sắm của khách hàng.
Ví dụ: Cười lên Việt Nam ơi! – Colgate, Sơn đâu cũng đẹp – Sơn Nippon, Bừng sáng không gian của bạn – Hòa Phát…
4. Dễ nhận biết sản phẩm
Ví dụ: Dưới đây là một số slogan tiêu biểu:
- Mạng di động S-Fone: “Kết nối yêu thương”
- Mỹ phẩm làm trắng da Pond’s: “Đẹp như mong đợi”
- Kem đánh răng P/S: “Sạch khuẩn, trắng răng nụ cười rạng rỡ”
- …
Đó là sự đơn giản, gần gũi trong câu từ và ý nghĩa của các câu slogan nổi tiếng, thông dụng. Có thể sản phẩm của bạn không mới mẻ trên thị trường bão hòa thương hiệu như ngày nay, nhưng qua glogan đáng yêu, dễ nhận biết họ vẫn sẽ liên tưởng đến bạn đầu tiên mỗi khi có nhu cầu sử dụng.
Kết luận
Slogan thường đi liền với các chương trình quảng cáo, nó thường là câu khóa kết thúc với những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục. Do đó, những câu khẩu hiệu thường được sử dụng như một cách thức thể hiện sự khác biệt cho bất kỳ sản phẩm nào đó nên bạn cần chọn lọc và đăng tải chính xác thông điệp muốn nói lên mấy câu slogan thương hiệu của riêng mình.