Tối ưu SEO Onpage là cách để bài viết của bạn không những có cơ hội nằm trên trang nhất của công cụ tìm kiếm mà còn mang lại lưu lượng truy cập lớn cho website/blog bạn đang sở hữu. Để đạt được điều này, bạn nên áp dụng ngay 10 yếu tố cơ bản sau đây để các công cụ tìm kiếm đọc hiểu, đánh giá và xếp hạng website của bạn tốt hơn.

10 yếu tố giúp website của bạn chuẩn SEO
10 yếu tố giúp website của bạn chuẩn SEO

Sử dụng một URL thân thiện

Cấu trúc đường dẫn (URL) là một trong những yếu tố quan trọng khi thực hiện tối ưu hóa bài viết. Sử dụng một URL ngắn, rõ ràng giúp cho Google đánh giá cao và xếp hạng bài viết của bạn tốt hơn. Ngoài ra, bạn nên sử dụng URL là tiếng việt không dấu, giữa các từ là một dấu gạch ngang (-). Trong URL nên có chứa từ khóa chính bạn muốn SEO. Ví dụ:

URL không thân thiện:

 Công cụ tìm kiếm không hiểu được URL này mô tả điều gì

hoặc

Lỗi tiếng việt có dấu khi website tự chuyển đổi URL

URL thân thiện:

Các từ được viết liền, không dấu, rõ ràng, ngăn cách nhau bởi dấu gạch ngang (-).

Tiêu đề bài viết

Thẻ tiêu đề bài viết là một yếu tố được các công cụ tìm kiếm đánh giá đầu tiên, một số lưu ý khi đặt tiêu đề cho bài viết mà bạn nên chú ý:

  • Tiêu đề chỉ từ 55-60 kí tự bởi vì hiển thị trên các công cụ tìm kiếm tối đa là 60 kí tự mà thôi, nếu bạn đặt tiêu đề dài hơn sẽ không hiển thị được hết tiêu đề ở kết quả tìm kiếm trả về
  • Đặt từ khóa vào vị trí đầu, hoặc càng gần vị trí đầu càng tốt bởi vì tiêu đề sẽ được các công cuuj tìm kiếm đánh giá đầu tiên và thường sẽ ưu tiên các tiêu đề có từ khóa ở đầu.
  • Sử dụng thẻ H1 cho tiêu đề bài viết.
  • Tiêu đề gợi trí tò mò hoặc đưa ra giải pháp cho vấn đề của người đọc.

Sử dụng hình ảnh, video cho bài viết

Có lẽ tất cả chúng ta đều biết 2 yếu tố quan trọng mà Google dùng để đánh giá chất lượng website/blog của bạn là thời gian người truy cập ở trên website và tỷ lệ thoát sau khi truy cập website. Nếu một bài viết dày đặc toàn chữ thì nguy cơ người dùng rời đi ngay lập tức là khá cao.

Hình ảnh đẹp giúp thu hút người đọc hơn
Hình ảnh đẹp giúp thu hút người đọc hơn

Đừng bao giờ quên sử dụng hình ảnh, video… để minh họa cho bài viết cũng như kích thích thị giác của người đọc. Bên cạnh đó, việc chia nhỏ bài viết dài thành các phần khác nhau và đánh số thứ tự hợp lý là cách giúp bạn giảm tỷ lệ thoát hiệu quả.

Cân bằng giữa nội dung và cách trình bày nội dung sao cho chúng trở nên hấp dẫn sẽ giúp người đọc nán lại với website của bạn lâu hơn.

Sử dụng từ khóa liên quan, đồng nghĩa

Sử dụng các từ khóa liên quan đến từ khóa chính trong bài viết là cách bạn có thêm được rất nhiều lượt truy cập thông qua công cụ tìm kiếm.

Ví dụ bạn đang SEO từ khóa chính là “Tối ưu Onpage” thì tại sao bạn không rải thêm các từ khóa liên quan như “Seo onpage là gì?”, “Seo onpage cơ bản”, ” hướng dẫn Seo” hay “tự học seo”….

10 Yếu Tố Sẽ Giúp Website Của Bạn Ở Vị Trí Đầu Google - 2

Tìm các từ khóa liên quan, từ động nghĩa và cho thêm vào bài viết của bạn

Làm sao để tìm được các từ khóa liên quan? Bạn có thể sử dụng các công cụ như Google Keywords Planner, Ahrefs…. hay đơn giản bạn có thể dùng ngay công cụ gợi ý của Google ở trong ô Search Box hoặc phần cuối trên trang tìm kiếm khi tìm kiếm từ khóa chính.

Tối ưu thẻ alt của hình ảnh

Các công cụ tìm kiếm không thể hiểu được hình ảnh của bạn, nó chỉ có thể biết hình ảnh đang nói lên điều gì bằng cách đọc thẻ ALT và tên file ảnh. Chắc chắn rằng bạn đưa từ khóa chính cần SEO vào trong tên file ảnh và thẻ ALT.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng hình ảnh bản quyền thuộc về bạn chứ không nên tải ảnh được người khác SEO về sau đó sử dụng lại. Nếu website chứa ảnh đó sử dụng các công cụ xác minh sở hữu như DMCA Protected hoặc Google Authorship thì có thể website của bạn sẽ bị đưa vào SEO Blacklist và khó có thể SEO lên top được.

Sử dụng các liên kết ngoài (Outbound Link) cho bài viết

Các liên kết nội (internal links) giúp cho cấu trúc liên kết website của bạn trở nên chắc chắn và tăng tốc độ index bài viết. Sử dụng thêm các liên kết ngoài (outbound link hay external link) đến các website/blog uy tín có cùng chủ đề lại giúp cho Google biết được website của bạn nói về chủ đề gì.

Ngoài ra, outbound link còn thể hiện cho đọc giả của bạn thấy rằng bạn là một người rất hiểu biết và “hào phóng”, thường xuyên sử dụng liên kết ngoài còn giúp cho blog của bạn trở thành một “trung tâm thông tin” hữu ích.

Thêm nút chia sẻ lên mạng xã hội

Nếu website/blog của bạn không có chức năng chia sẻ lên mạng xã hội thì bạn đang đánh mất một lượng truy cập rất lớn. Việc chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội có thể tạo ra cho bạn một nguồn “backlinks” chất lượng mà bạn không cần phải quản lý chúng.

Bạn cũng nên có thêm chức năng bình luận trực tiếpqua tài khoản Facebook trên bài viết của bạn. Càng nhiều lượt like, share, comment hay tương tác đến từ các mạng xã hội thì chỉ số xếp hạng của bạn càng được Google đánh giá cao, do đó hãy làm sao để người đọc có thể dễ dàng tìm thấy nút like, share trên trang web của bạn.

Tăng tốc độ tải trang

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 75% người dùng không kiên nhẫn đợi quá 3 giây để đọc bài viết của bạn. Do đó bằng mọi cách hãy tăng tốc website/blog để chúng hiển thị nhanh hơn.

Một là bạn có thể đầu tư nâng cấp hosting lưu trữ website của bạn sao cho tốc độ tải từ máy chủ về là nhanh nhất, cách này khá là tốn kém.

Cách thứ 2 là bạn tối ưu trực tiếp trên website (Tối ưu Onpage) của mình sau khi kiểm tra tốc độ tải trang và khắc phục các vấn đề. Tốt nhất bạn nên sử dụng công cụ Google PageSpeed Insight và xem website đang bị chậm là do đâu? Sau đó, bạn tìm cách tối ưu và khắc phục để tốc độ tải trang nhanh hơn.

Đảm bảo website của bạn “thân thiện” với mọi thiết bị

Có thể thiết kế website của bạn hiển thị đẹp trên desktop nhưng khi sang giao diện mobile, nó vẫn giữ nguyên như desktop. Người xem khi truy cập vào sẽ phải zoom lên hoặc phóng to lên mới đọc được các nội dung trong đó. Và các công cụ tìm kiếm sẽ không đánh giá cao website của bạn nếu bạn không tối ưu hiển thị trên cả mobile và desktop (responsive).

Hãy chắc chắn rằng website của bạn hiển thị tốt trên mọi thiết bị
Hãy chắc chắn rằng website của bạn hiển thị tốt trên mọi thiết bị

Theo thống kê, có đến 54% người dùng online bằng các thiết bị di động và con số này ngày một tăng khi mà các thiết bị smartphone ngày càng được phổ biến. Nhiều website còn tách riêng việc tối ưu trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động bằng cách tạo thêm 1 phiên bản riêng cho thiết bị mobile.

Bạn có thể kiểm tra website của bạn đã thân thiện với mobile chưa bằng công cụ Mobile-friendly của Google. Hãy chắc chắn rằng website của bạn hiển thị tốt trên mọi thiết bị.

Viết các nội dung dài

Có thể bạn cho rằng bài viết dài sẽ khó SEO, nhưng thực tế lại ngược lại. Các bài viết trên 2000 từ luôn được Google ưu ái và đánh giá cao. Bạn nên viết những bài viết có tối thiểu 1000 từ và liên tục để cơ hội được xếp hạng với các từ khóa liên quan là lớn hơn.

Trên đây là các yếu tố quan trọng bạn cần phải lưu ý khi tạo website bán hàng. Hãy áp dụng thử các chia sẻ này, bạn sẽ ngạc nhiên trước cơ hội hiển thị bài viết của trang web mình trong kết quả tìm kiếm đấy!

Đánh giá
Chia sẻ:
Gửi yêu cầu hỗ trợ
Yêu cầu gọi lại ngay