Trong các chiến lược kinh doanh thì chiến lược về giá có thể được xem là một yếu tố rất quan trọng giúp gia tăng doanh số bán hàng và thường có tác động trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của bạn. Và một khi đã nói đến chiến lược giá thì không thể không đề cập đến các ông trùm trung ngành bán lẻ của Mỹ như Walmart, Circle K, 7 eleven,… Vậy điều gì từ họ mà chúng ta cần học hỏi? Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra cho bạn cách để khiến doanh số tăng mạnh với 3 chiến lược giá “kiểu Mỹ”.
Chiến lược giá số 1: Quy tắc thả neo
Đã bao giờ bạn đi ăn ở các cửa hàng thức ăn nhanh như Mc Donald, KFC, Burger King… chưa? Khi mua burger hoặc gà rán ở đây, bạn sẽ thường được “upsell” một ly Pepsi hoặc Coca nhỏ với giá 15K. Tuy nhiên, khi order, các nhân viên sẽ không quên hỏi bạn có muốn dùng cốc lớn hơn với giá 17K hay không. Tức là họ đang ngầm gợi ý rằng: bạn chỉ cần thêm 2K thì sẽ có được 1 cốc nước to gấp đôi. Và trong trường hợp này, khách hàng thường sẽ rất ít khi từ chối.
Ở đây, nhân viên bán hàng đã “thả neo” vào tâm trí khách hàng chỉ đơn giản bằng một câu nói, khiến cho doanh số tăng lên một cách đáng kể.
Quy tắc thả neo đã được rất nhiều cửa hàng Fastfood sử dụng và thành công
Chiến lược giá số 2: Quy tắc mồi nhử
Trong cuộc sống, ta có thể dễ dàng bắt gặp quy tắc này ở rất nhiều trường hợp khác nhau. Ví dụ như: Khi bạn hỏi vay ai đó 2 triệu đồng thì trên 50% khả năng họ sẽ từ chối. Tuy nhiên nếu sau đó bạn lại nói với người kia rằng: “Thôi, mượn 1 triệu cũng được.” thì khả năng thành công sẽ rất cao thay vì nói muốn mượn 1 triệu ngay từ lúc đầu.
Đối với việc bán hàng cũng như vậy. Apple là một minh chứng rõ ràng nhất cho quy tắc mồi nhử này. Với cùng 1 mẫu iphone, hãng thường đưa ra 3 phiên bản có bộ nhớ khác nhau để khách hàng lựa chọn là 128GB, 64GB và 16GB. Mỗi phiên bản có giá chỉ chênh lệch nhau 100$, mặc khác, phiên bản 16GB lại có dung lượng quá nhỏ nên khách hàng sẽ có xu hướng muốn mua phiên bản 64GB. Điều này đã giúp cho Apple thu được một số tiền khá lớn trong khi chỉ cần nâng cấp dung lượng bộ nhớ lên 1 chút.
Quy tắc mồi nhử được các công ty sử dụng khá nhiều để tăng doanh số
Chiến lược giá số 3: Quy tắc 2 cầu thang
Đây là một quy tắc khá thú vị. Để mô tả cho các bạn dễ hình dung hơn về quy tắc này, ở đây, ta sẽ lấy một ví dụ trực quan như sau: Một người đi siêu thị để chọn mua nước bánh. Trên kệ có 2 nhãn hàng A và B với sản phẩm tương tự nhau nhưng nhãn hàng A 1 hộp 6 cái có giá 7$, còn nhãn hàng B cũng với số lượng bánh như vậy có giá là 12$. Chắc chắn, lúc này nếu không có bất kỳ nhãn hàng thứ 3 nào khác thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của nhãn hàng A. Tuy nhiên, nếu bên cạnh sản phẩm 1 hộp 6 cái nhãn hàng B lại có thêm 1 sự lựa chọn mới 9 cái/hộp với mức giá 14$ thì khách hàng sẽ chuyển sang mua hộp bánh này của nhãn hàng B.
Nếu tính toán thật tỉ mỉ, bạn có thể thấy được mỗi cái bánh của nhãn hàng A có mức giá khoảng 1.17$, trong khi đó với sản phẩm 9 cái/hộp của nhãn hàng B thì sẽ có giá khoảng 1.56$/cái. Tuy rằng giá của mỗi chiếc bánh ở nhãn hàng B có cao hơn 1 chút so với nhãn hàng A nhưng khách hàng vẫn lựa chọn nhãn hàng B. Điều này mới đầu nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng thật ra giải thích rất đơn giản. Đó là do lúc ban đầu, giá bánh của nhãn hàng B đã cao hơn giá bánh của nhãn hàng A, khiến khách hàng nhận định rằng B là thương hiệu cao cấp và có chất lượng tốt hơn nên có giá đắt hơn. Sau đó, khi có thêm sự chọn lựa mới 9 cái/hộp thì khách hàng sẽ lựa chọn nhãn hàng B với tâm lý rằng mình đã mua được sản phẩm cao cấp với giá rẻ.
Trên đây là các chiến lược giá “kiểu Mỹ” đã đem lại thành công lớn cho các ông trùm bán lẻ Mỹ. Hãy áp dụng những chiến lược trên vào chính công việc kinh doanh của bạn ngay từ bây giờ để tạo nên những bước đột phá về doanh số. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Chili.vn